Thế giới

Điều chưa biết về rừng ngập mặn nhân tạo

Lan Chi 25/09/2024 - 12:14

(TN&MT) - Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science Advances, mặc dù rừng ngập mặn có thể mang lại nhiều lợi ích như bảo vệ bờ biển và cải thiện đa dạng sinh học, nhưng xét về khía cạnh quan trọng là lưu trữ carbon, rừng ngập mặn nhân tạo không thể bằng với rừng ngập mặn tự nhiên chưa bị tác động.

Cụ thể, rừng ngập mặn nhân tạo chỉ có thể lưu trữ 71-73% lượng carbon có trong một khu rừng ngập mặn nguyên sinh ở cùng một môi trường ven biển, và mức lưu trữ carbon này của rừng nhân tạo chỉ đạt được sau khoảng 20 năm phát triển. Nghiên cứu cho thấy việc trồng lại rừng ngập mặn mới không thể bù đắp hoàn toàn cho tình trạng mất rừng nguyên sinh.

planted-mangroves-cant-match-natural-forests-in-carbon-storage.jpg
Theo nghiên cứu, rừng ngập mặn nhân tạo không lưu trữ được nhiều carbon như rừng ngập mặn tự nhiên

Nghiên cứu được công bố trong bối cảnh sự quan tâm trở lại trên toàn cầu đối với việc phục hồi thiên nhiên, bao gồm cả việc trồng lại rừng ngập mặn, như một giải pháp dựa vào thiên nhiên để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Lan Chi