Biến đổi khí hậu

Hà Nội: Lũ sông Hồng vượt báo động II, cầu Long Biên chỉ cách mặt nước 2,2m

Cao Sơn - Ngọc Trâm (thực hiện) 11/09/2024 08:39

(TN&MT) - Mực nước trên sông Hồng và các sông phụ như sông Đáy, sông Đuống ở Hà Nội đã đạt mức cao bất thường, tạo ra mối lo ngại đáng kể đối với an toàn của các cầu trọng yếu, đặc biệt là cư dân ven sông Thủ đô.

Theo ghi nhận của PV Báo Tài nguyên và Môi trường đêm 10/9 và 5h sáng ngày 11/9, tại các cầu Long Biên, cầu Chương Dương, cầu Vĩnh Tuy, cầu Đuống tình trạng nước dâng cao đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cầu trọng yếu của Hà Nội.

2f3f4d18eb894cd71598.jpg
Nhiều nhà cửa, hoa màu 2 bên sông đã ngập lụt nặng. Ảnh: Cao Sơn

Cầu Long Biên

Là cây cầu cổ và biểu tượng lịch sử, cầu Long Biên hiện đang chịu áp lực lớn từ mực nước sông Hồng dâng cao. Qua quan sát, Phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường nhận thấy, đoạn dưới cầu đã bị ngập sâu và các biện pháp bảo vệ khẩn cấp đang được thực hiện để đảm bảo an toàn cho công trình này.

162ee7ee467fe121b86e.jpg
Phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường ghi nhận tình hình tại cầu Long Biên lúc 5h sáng ngày 11/9. Ảnh: Thư Kỳ
6468db267ab7dde984a6.jpg
Mưa lũ, nước dâng cao, khu dân cư chân cầu Long Biên ngập trong nước. Ảnh: Cao Sơn

Vào lúc 5h30 sáng nay (11/9), mực nước đo được tại cầu Long Biên đã đạt cao độ 11,3 mét, với mặt nước chỉ còn cách cầu 2,2 mét. Sự gia tăng nhanh chóng này đã dấy lên những lo ngại về nguy cơ ngập lụt nặng hơn trong khu vực.

8e04abdb024aa514fc5b.jpg
Chính quyền và người dân phường Ngọc Lâm, quận Long Biên đã khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó nhằm giảm thiểu thiệt hại do lũ lụt. Ảnh: Cao Sơn

Các lực lượng chức năng và cộng đồng địa phương đã cùng nhau thực hiện các bước chuẩn bị thiết yếu. Hàng chục bao cát và các vật liệu chống lũ đã được vận chuyển đến những điểm trọng yếu, đặc biệt là các khu vực gần cầu và các khu dân cư có nguy cơ cao. Đồng thời, đội ngũ công nhân và tình nguyện viên đang làm việc không ngừng nghỉ để gia cố đê kè và triển khai các biện pháp chống ngập cho các khu vực ven sông.

66fbada10230a56efc21.jpg
Chân cầu Long Biên báo động. Ảnh: Cao Sơn
32531714b8851fdb4694.jpg
Nước sông Hồng lên cao. Ảnh: Cao Sơn
7212bb5114c0b39eead1.jpg
f8bd65b9c32864763d39.jpg
Khu dân cư ven sông ảnh hưởng và thiệt hại nặng. Ảnh: Cao Sơn
b1a3c2e46375c42b9d64.jpg
7d59b724-8e43-4608-8655-c2b87ec98ab9.jpeg
Vào lúc 5h30 sáng nay, mực nước đo được tại cầu Long Biên đã đạt cao độ 11,3 mét, với mặt nước chỉ còn cách cầu 2,2 mét. Ảnh: Cao Sơn

Chính quyền phường Ngọc Lâm đã phát đi thông báo cảnh báo đến từng hộ dân, đồng thời cung cấp hướng dẫn chi tiết về các biện pháp phòng chống lũ. Các nhóm cứu hộ và đội phản ứng nhanh đã được đặt trong trạng thái sẵn sàng, để đảm bảo có thể ứng phó kịp thời với mọi tình huống phát sinh.

Ngoài ra, các biện pháp kiểm tra và duy trì thông tin liên tục về mực nước cũng được thực hiện để có thể đưa ra các cảnh báo chính xác và kịp thời cho cộng đồng.

Ông Vũ Ngọc Hiệp - Chủ tịch phường Ngọc Lâm cho biết, chính quyền địa phương hiện đang huy động toàn bộ lực lượng để khẩn cấp ứng phó với tình hình lũ lụt đang diễn biến phức tạp, mọi nguồn lực đều được triển khai để đảm bảo ứng phó hiệu quả trong các tình huống khẩn cấp.

“Chúng tôi đã huy động 100% lực lượng để ứng phó với tình hình hiện tại. Các đội cứu hộ, dân quân bảo vệ và các lực lượng mặt trận, tổ dân phố đều được huy động đến các khu vực trọng yếu để hỗ trợ người dân và bảo vệ cơ sở hạ tầng. Chúng tôi cũng vẫn liên tục cập nhật thông tin về mực nước và tình trạng lũ lụt để đưa ra các biện pháp ứng phó kịp thời” - ông Hiệp thông tin.

Trước đó, chiều ngày 10/9/2024, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã ban hành Thông báo số 959/TB-SGTVT về việc điều chỉnh tổ chức giao thông trên Cầu Long Biên đồng thời thực hiện cấm lưu thông trên cầu đối với cả người đi bộ và tất cả các loại phương tiện từ 15h cùng ngày.

ceab843c22ad85f3dcbc.jpg
Phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường ghi nhận tình hình tại cầu Long Biên đêm 10/9 và sáng ngày 11/9
ce5defb34922ee7cb733.jpg
65f42cdf8b4e2c10755f.jpg
849be7814010e74ebe01.jpg
2f3f4d18eb894cd71598.jpg
1920x1080-4.png
1920x1080-1.png

Cầu Chương Dương

Cầu Chương Dương, một trong những cầu trọng yếu nối liền các khu vực phía Bắc với trung tâm thành phố Hà Nội hiện đang trong tình trạng báo động đỏ. Theo ghi nhận của phóng viên, mực nước sông Hồng đã gần chạm đến các cấu trúc của cầu, gây ra những lo ngại nghiêm trọng về nguy cơ ngập lụt.

73708fbb282a8f74d63b.jpg
480c0dd2aa430d1d5452.jpg
a751b8d81f49b817e158.jpg
Hai bên bờ sông đoạn dưới cầu Chương Dương mênh mông nước. Ảnh: Cao Sơn
3f65c2f26563c23d9b72.jpg
Ảnh: Cao Sơn

Tại khu vực chân cầu, tình hình ngập úng đang rất nghiêm trọng. Nước sông dâng cao đã làm ngập sâu các khu dân cư ven cầu, khiến nhiều con phố và ngõ xóm trở thành những biển nước mênh mông.

Phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường ghi nhận, nhiều hộ dân đang phải di dời khẩn cấp, trong khi các hoạt động cứu trợ và ứng phó được triển khai liên tục để hỗ trợ người dân.

dc97748cd01d77432e0c.jpg
Cư dân ven sông dưới chân cầu Chương Dương đã khẩn trương chạy lũ trong đêm vì ngập lụt cao. Ảnh: Cao Sơn

Cầu Vĩnh Tuy

Dù là cây cầu mới hơn, cầu Vĩnh Tuy vẫn đang phải đối mặt với tình trạng nước dâng cao. Theo ghi nhận của phóng viên, mực nước trên sông Hồng đã gần chạm đến các cấu trúc của cầu, tạo ra những dấu hiệu báo động, thách thức nghiêm trọng đối với công tác bảo trì và quản lý công trình.

762c7e65d6f471aa28e5.jpg
81f053b7fb265c780537.jpg
1e7df93651a7f6f9afb6.jpg
Mực nước ghi nhận ở chân cầu Vĩnh Tuy cũng đáng lo ngại. Ảnh: Cao Sơn

Trong đêm mưa, các quan trắc viên vẫn kiên trì và miệt mài thực hiện nhiệm vụ giám sát mực nước tại các điểm trọng yếu trên sông Hồng và các con sông khác ở Hà Nội. Mặc dù cơn mưa không ngớt và thời tiết khắc nghiệt, họ vẫn làm việc không ngừng để đảm bảo rằng các dữ liệu về mực nước được cập nhật chính xác và kịp thời.

b0027e65dbf47caa25e5.jpg
Bảng theo dõi mực nước ở sông Đuống của các quan trắc viên, cứ tầm 30 phút đến 1h họ lại lao vào mưa thực hiện nhiệm vụ. Ảnh Cao Sơn

Theo dự báo, trong vòng 12 giờ tới, lũ trên sông Hồng tại Hà Nội có khả năng đạt đỉnh vào trưa ngày 11/9, vượt mức báo động 2. Mực nước tại các trạm hạ lưu của hệ thống sông Hồng - Thái Bình dự kiến sẽ lên mức báo động 3 và thậm chí vượt mức này trong khoảng thời gian từ 12 đến 24 giờ tới. Tình trạng nước lũ dâng cao đã dẫn đến ngập lụt tại nhiều vùng trũng thấp ven sông, bãi bồi ngoài đê chính và gây ra hiện tượng tràn vỡ đê bối ven sông cùng sạt lở đê kè.

Cao Sơn - Ngọc Trâm (thực hiện)