Doanh nghiệp - doanh nhân

Cùng nông dân Tây Ninh nâng cao hiệu quả sản xuất với NPK Cà Mau

PV 06/09/2024 - 20:37

Ngày 06/09/2024, tại Tây Ninh, Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (Phân Bón Cà Mau) phối hợp cùng các ban, ngành địa phương tổ chức Hội thảo giới thiệu kỹ thuật NPK Cà Mau - công nghệ Polyphosphate - công nghệ siêu lân hữu hiệu.

Tính từ đầu năm đến nay, Phân Bón Cà Mau đã tổ chức hơn 100 hội thảo chia sẻ kỹ thuật canh tác hiệu quả cho cây lúa, sầu riêng, cà phê và nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao khác và con số này sẽ tiếp tục nhân lên để cập nhật cho bà con những kiến thức khoa học cây trồng và bón phân mang lại hiệu quả tối ưu. Tham dự Hội thảo có đại diện Phân Bón Cà Mau và lãnh đạo địa phương; đại diện Chi Cục Trồng trọt & Bảo vệ Thực vật tỉnh; cùng khoảng 350 bà con nông dân Tây Ninh.

Tây Ninh - Điểm sáng phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Tây Ninh là một trong những địa phương đang có nền nông nghiệp phát triển mạnh ở khu vực Đông Nam Bộ, nổi bật với việc tái cơ cấu nông nghiệp và định hướng 22 vùng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Khu vực này không chỉ là vùng trồng lúa quan trọng mà còn nổi tiếng với các cây trồng chủ lực như mía, mì và các loại cây ăn quả. Là tỉnh có nguồn nước dồi dào, diện tích đất lớn, hạ tầng nông nghiệp đang được đầu tư đúng mức cộng với các chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư hứa hẹn Tây Ninh sẽ trở thành một điểm sáng về nông nghiệp bền vững.

z5803195697118_7abd9e31ee1e0739d671ec2f27b5c6d8.jpg
GS.TS Nguyễn Bảo Vệ chia sẻ về giải pháp dinh dưỡng cho cây lúa tại hội thảo.
z5803196143828_7308bf6074a7a72abbd4d5f411d3ed04.jpg

Trong khuôn khổ hội thảo, bà con đã được nghe chia sẻ của GS.TS Nguyễn Bảo Vệ - nguyên giảng viên trường Đại Học Cần Thơ về “Giải pháp quản lý dinh dưỡng và nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón cho cây lúa”. Tây Ninh là một vùng đất xám bạc màu, nghèo dinh dưỡng, hiệu quả hấp thụ phân bón của cây lúa thấp, cây phát triển chậm, dễ sâu bệnh. Với công nghệ siêu lân hữu hiệu, NPK Cà Mau cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng đồng đều trong từng hạt phân, giúp cây hấp thu tối đa chất dinh dưỡng. Ngoài ra, phân bón Cà Mau còn hạn chế thất thoát phân giảm phát thải khí nhà kính, được các chuyên gia đánh giá phù hợp cho mục tiêu phát triển cây lúa bền vững.

z5803196527184_22ec401552c593f40a9cc37e2fda80f2.jpg
Toàn cảnh Hội thảo

Ths. kỹ sư Nguyễn Hồng Giang của Phân Bón Cà Mau cho biết, với cùng các điều kiện như nhau, ruộng lúa sử dụng NPK Cà Mau công nghệ Polyphosphate cho thấy sự phát triển vượt trội toàn diện của cây lúa. Năng suất tăng hơn 4.8%, lợi nhuận thu về tăng khoảng hơn 3.6 triệu đồng/hecta.

Cam kết đồng hành cùng nông dân phát triển bền vững

Hội thảo đã mở ra một không gian học hỏi và trao đổi kiến thức giữa nông dân và các chuyên gia. Đồng thời hơn 350 nông dân đã cam kết cùng Phân Bón Cà Mau sản xuất và phát triển nông nghiệp bền vững.

z5803196913798_cae886758f25df6582d4141975b29fad.jpg
Ông Phạm Nghĩa Thành - Giám đốc kinh doanh khu vực ĐNB - TN của Phân Bón Cà Mau chia sẻ

Ông Phạm Nghĩa Thành - Giám đốc kinh doanh khu vực ĐNB - TN của Phân Bón Cà Mau chia sẻ: “Với sứ mệnh cung cấp giải pháp dinh dưỡng toàn diện cho cây trồng, Phân Bón Cà Mau cam kết mang đến những dòng sản phẩm chất lượng cao phù hợp với từng loại đất và điều kiện tự nhiên, giúp nông dân Tây Ninh đạt hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh việc nghiên cứu, phát triển sản phẩm thì công ty còn cho ra đời hệ sinh thái hỗ trợ thiết thực, toàn diện, miễn phí phục vụ việc canh tác cho bà con."

z5803197454822_a770d46bb9917a6ff8bd772fc7cbe713.jpg
Phân Bón Cà Mau tổ chức hội thảo kỹ thuật NPK Cà Mau - Công nghệ Polyphosphate tại Tây Ninh

Với cam kết đồng hành lâu dài cùng nông dân Việt, Phân Bón Cà Mau đang nỗ lực không ngừng để kiến tạo giá trị, góp phần thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp bền vững và thịnh vượng. Hội thảo lần này tại Tây Ninh chỉ là khởi đầu cho những hoạt động tiếp theo nhằm tăng cường sự hiện diện của Phân Bón Cà Mau tại địa phương, mang đến giá trị bền lâu cho người nông dân và cộng đồng.

PV