Khoa học & Công nghệ

Hội nghị Đổi mới sáng tạo 2024: Nhiều giải pháp, công nghệ mới

Minh Long 02/08/2024 - 21:16

Ngày 2/8, Hội nghị Đổi mới sáng tạo 2024 (Innovation Summit Vietnam 2024) do tập đoàn Schneider Electric tổ chức tại TP. HCM, đã mang đến hàng loạt giải pháp công nghệ mới nhất .

toa-dam-carbon.jpg
Nhiều hội thảo chuyên sâu về đổi mới sáng tạo và giảm phát thải đã diễn ra tại Hội nghị

Đó là các công nghệ về tự động hóa, số hóa và điện hóa nhằm thúc đẩy quá trình khử các-bon, hạ tầng AI và chuyển đổi hệ thống quản lý năng lượng hiệu quả giúp giảm phát thải.

Hội nghị diễn ra với sự tham gia của nhiều diễn giả là đại diện cấp cao từ Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, Bộ Công Thương, Hiệp Hội Các Doanh Nghiệp Châu Âu Tại Việt Nam (EuroCham), và các tập đoàn, doanh nghiệp hàng đầu.

Tại hội nghị, các giải pháp đổi mới sáng tạo bao gồm: CONNECT: nền tảng trí tuệ công nghiệp toàn diện, độc lập, giúp hợp nhất toàn bộ hệ sinh thái của doanh nghiệp, từ phần mềm, ứng dụng, số liệu. CONNECT được xây dựng trên Hạ tầng Một Dữ liệu (One Data Infrastructure), cho phép tạo Bản sao số hóa thông minh (One Intelligent Digital Twin) để tối ưu hóa hoạt động và nâng cao trải nghiệm liền mạch.; MasterPacT MTZ Active: là thiết bị đóng cắt không khí mới nhất của Schneider Electric với dòng định mức 630A-6300A giúp tăng tốc hiệu quả sử dụng năng lượng và giảm các-bon, tối ưu hóa tuổi thọ của thiết bị…

Ngoài các giải pháp về tự động hoá, số hoá, hội nghị còn giới thiệu 5 xu hướng lớn ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của toàn cầu trong tương lai đó là:

Cân bằng toàn cầu mới: Quá trình toàn cầu hóa chậm lại, xung đột chính trị, các chính sách bảo hộ thương mại và cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng đã dẫn tới xu hướng nền kinh tế độc lập và hồi hương những ngành sản xuất quan trọng. Để ứng phó với tình trạng này, các doanh nghiệp cần nâng cao khả năng phục hồi bằng cách áp dụng công nghệ mới, tăng cường hợp tác và thực hành phát triển bền vững.

Dịch chuyển về sự thịnh vượng:Trạng thái cân bằng toàn cầu đã bắt đầu định hình lại thế giới, một cuộc dịch chuyển lớn về sự thịnh vượng - sự dịch chuyển của nhu cầu năng lượng trong tương lai sẽ tập trung chủ yếu ở các khu vực như Ấn Độ, Trung Đông và châu Phi.

Biến đổi khí hậu: Việc phát triển cơ sở hạ tầng mang đến cơ hội to lớn nhưng cũng tạo nên những lo ngại về biến đổi khí hậu khi các tòa nhà, công trình xây dựng yêu cầu sử dụng năng lượng ngày càng nhiều. Theo khảo sát của Schneider Electric, năm 2023, 46% doanh nghiệp Việt Nam đã gánh chịu thiệt hại kinh tế nặng nề do thiên tai khắc nghiệt gây ra trong năm 2023.

Số hóa và AI (Digitalization and AI): Để ứng phó với khủng hoảng kép về khí hậu và năng lượng, đòi hỏi số hóa và áp dụng AI để tối ưu hóa quy trình, nâng cao hiệu quả và thúc đẩy tính bền vững.

Chuyển dịch năng lượng (Energy Transition): Công nghệ chính là giải pháp giúp giải quyết giúp giảm phát thải khi được đánh giá có thể loại bỏ 70% phát thải CO2 trong chuỗi mắt xích năng lượng - lĩnh vực tiêu thụ năng lượng nhiều nhất.

Trong khuôn khổ hội nghị Đổi mới sáng tạo 2024 còn diễn ra các Hội thảo chuyên sâu với các chủ đề về Kinh doanh bềnh vững; Toà nhà tương lai ; Lưới điện kỹ thuật số hay Trung tâm dữ liệu của tương lai…do các diễn giả đến từ Bộ, ban ngành, các doanh nghiệp hàng đầu trong đổi mới sáng tạo và EuroCham trình bày.

Đáng chú ý tại Hội thảo với chủ đề “ Nền Kinh tế carbon thấp và sự chuyển đổi tại Việt Nam” dưới sự điều phối của EuroCham, các diễn giả đã cho thấy một bức tranh tổng quan về sự nỗ lực chuyển đổi từ Chính phủ đến các doanh nghiệp từ một nền kinh tế nâu sang xanh, giảm phát thải carbon cũng như những thách thức mà Chính phủ và các doanh nghiệp đang phải đối mặt để tìm ra các giải pháp vượt qua.

Minh Long