Hà Trung (Thanh Hóa): Nhiều giải pháp quản lý, bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản
Trong thời gian qua, UBND huyện Hà Trung (Thanh Hóa) đã đưa ra nhiều giải pháp căn cơ nhằm quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản có hiệu quả. Nhờ đó, hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản đáp ứng được nguồn nguyên vật liệu phục vụ các công trình; góp phần giải quyết công ăn việc làm tang thu nhập cho người lao động, đảm bảo an sinh xã hội, an ninh trật tự; đồng thời góp phần tăng thu ngân sách Nhà nước, thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội địa phương.
“Siết chặt” công tác quản lý
Theo ông Đặng Văn Thiện, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hà Trung cho biết; Hiện trên địa bàn huyện có 39 mỏ đất, đá đang hoạt động trên diện tích khai thác 454,82 ha. Thực hiện Chỉ thị số 12/CT-UBND ngày 10/5/2022 của Ban Thường vụ Huyện ủy, UBND huyện Hà Trung đã đưa ra nhiều giải pháp căn cơ nhằm quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản, như: Thành lập các đoàn thanh tra các mỏ đất, mỏ đá; Kết quả, năm 2023. Huyện đã xử phạt vi phạm hành chính đối với 3 đơn vị được cấp giấy phép khai thác khoáng sản với số tiền 1,094 tỷ đồng, xử phạt hành chính đối với 4 cá nhân khai thác khoáng sản trái phép với số tiền hơn 465 triệu đồng.
Cùng với việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, UBND huyện Hà Trung cũng đã ban hành nhiều văn bản về tăng cường quản lý tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản. Yêu cầu các đơn vị khai thác trong quá trình hoạt động khai thác, chế biến phải tuân thủ các quy định của pháp luật về khoáng sản, đất đai, bảo vệ môi trường. đảm bảo an ninh trật tự. tạm dừng khai thác đối với các đơn vị được cấp phép khai thác khoáng sản theo chỉ đạo của UBND tỉnh và khi hết hạn khai thác.
Đối với công tác bảo vệ môi trường, các đơn vị được cấp phép khai thác khoáng sản phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường, đề án cải tạo phục hồi môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trong quá trình hoạt động, nhiều đơn vị đã thực hiện biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu tác động xấu dến môi trường như: Thường xuyên quyets dọn, phun nước giảm bụi, xây dựng hố lắng, hệ thống thu gom nước thải, nước mặt, trang bị bảo hộ lao động cho công nhân…nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Nhờ đó, việc vận chuyển khoáng sản quá trọng tải, gây ô nhiễm môi tường, không có đăng ký, đăng kiểm cơ bản đã được xử lý. Việc thực hiện pháp luật về khai thác khoáng sản trên địa bàn đã có nhiều chuyển biến tích cự, nhận thức về tầm quan trọng của công tác quản lý tài nguyên khoáng sản của các cấp, các ngành, của người và doanh nghiệp từng bước được nâng lên, tình trạng khai thác khoáng sản trái phép được đẩy lùi, việc khai thác khoáng sản đã và đang được quản lý chặt chẽ hơn, từng bước đi vào nề nếp.
Kiên quyết nói “không” với khai thác khoáng sản trái phép
Tình trạng khai thác khoáng sản trái phép tuy đã được xử lý quyệt liệt, kịp thời. Tuy nhiên vẫn còn xảy ra hoạt động khai thác khoáng sản trái phép đối với đất an lập ở một số xã, thị trấn. Công tác bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác còn thiếu cương quyết, nhận thức về pháp luật của người dân chưa đầy đủ.
Một số doanh nghiệp được cấp phép khai thác khoáng sản chưa thực hiện đúng và đầy đủ các quy trình ghi trong giấy phép khai thác hoặc các quy định về pháp luật có liên quan, nên vần còn để xảy ra các vi phạm như chưa thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường, chưa bảo vệ mốc giới sau khi được bàn giao, chưa lắp đặt trạm cân.khai thác chưa đúng trình tự. phương pháp như thiết kế mỏ, chưa đầu tư xây dựng đầy đủ các hạng mục theo thiết kế được thẩm định, khai thác vượt ra ngoài ranh giới… Hiện tượng ô nhiễm môi trường do khai thác khoáng sản vẫn còn xảy ra nhưng mang tính cục bộ tại khu khai thác, chế biến khoáng sản.
Ông Nguyễn Xuân Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Hà Trung cho biết: Để nói “không” với tình trạng khai thác khoáng sản trái phép, UBND huyện sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng pháp luật cho doanh nghiệp và người dân nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ tài nguyên khoáng sản. Tiếp tục triển khai và chức thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo về tăng cường thực thi chính sách pháp luật về khoáng sản. Triển khai phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác tại các xã, thị trấn, quyết liệt chỉ đạo kiểm tra, ngăn chặn, giải tỏa kịp thời và xử lý nghiêm, dứt điểm hoạt động khai thác khoáng sản trái phép ngay sau khi phát hiện, không để tái diễn, kéo dài, gây thất thoát tài nguyên khoáng sản nhất là các địa phương có công trình dự án đang triển khai thi công.
Đồng thời đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các Sở, ngành kiểm tra, xác định trữ lượng khoáng sản đã khai thác thực tế, trữ lượng khoáng sản còn lại tại các mỏ. Trong quá trình tham mưu cấp giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản yêu cầu các đơn vị chức năng đo đạc thăm dò hiện trạng xung quanh khu vực mỏ được cấp phép để tránh tình trạng quá trình quá trình xử lý hành vi khai thác vượt ra ngoài ranh giới khu vực khai thác để xác định chính xác khối lượng. Báo cáo UBND tỉnh xem xét có giải pháp đánh giá trữ lượng khai thác thực tế để truy thu tiền cấp quyền khai thác đối với các mỏ được cấp phép có tỷ lệ đá làm vật liệu xây dựng thông thường cao, song thực tế khi khai thác tỷ lệ đá làm vật liệu xây dựng thông thường thấp, đá xẻ cao hơn… UBND huyện Hà Trung sẽ kiên quyết nói “không” với khai thác khoáng sản trái phép, để quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản đi vào nề nếp và hiệu quả, ông Dũng khẳng định.