Doanh nghiệp - doanh nhân

PVCFC tổ chức Hội thảo “NPK Cà Mau - Công nghệ Polyphosphate cho canh tác cây lúa tại Bình Thuận”

PV 26/06/2024 - 19:33

Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC, Phân bón Cà Mau) đã phối hợp cùng các ban, ngành địa phương tỉnh Bình Thuận tổ chức Hội thảo giới thiệu về hiệu quả các mô hình sản xuất lúa sử dụng NPK Cà Mau công nghệ Polyphosphate tới bà con.

Tham dự Hội thảo “NPK Cà Mau - Công nghệ Polyphosphate cho canh tác cây lúa tại Bình Thuận” có đại diện PVCFC và lãnh đạo địa phương; Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật tỉnh Bình Thuận; cùng đại diện 20 đại lý và khoảng 300 bà con nông dân tỉnh Bình Thuận.

Tại Hội thảo, ông Hà Văn Ngọ - Đại diện Nhà phân phối Bảy Phụng 2 bày tỏ: “Cảm ơn Phân bón Cà Mau - doanh nghiệp đầu ngành trong lĩnh vực nông nghiệp, cùng chúng tôi giúp bà con giải quyết vấn đề khó khăn về cây lúa nông dân hay gặp phải: ngập nước, khô hạn, xì phèn,... và gia tăng năng suất cây trồng, mang lại năng suất tối ưu”.

z5572633834173-628179fae20a12f44c8c391292acc69a20240625154716.jpg
PVCFC tổ chức Hội thảo “NPK Cà Mau - Công nghệ Polyphosphate cho canh tác cây lúa tại Bình Thuận”

Bà Nguyễn Thị Thanh Hương - Đại diện Nhà phân phối Liên Nông Phát chia sẻ: “Chúng tôi chọn công ty và sản phẩm uy tín, chất lượng để cùng bà con tiết kiệm chi phí, gia tăng năng suất cây trồng, nhất là với cây lúa”.

“Phân bón Cà Mau giúp bà con gia tăng hiệu quả sử dụng phân đạm và nhiều sản phẩm chất lượng khác”, GS.TS Nguyễn Bảo Vệ - nguyên Giảng viên Trường Đại học Cần Thơ nhấn mạnh khi chia sẻ về “Giải pháp quản lý dinh dưỡng và nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón cho cây lúa”.

Tại Hội thảo, đại diện Phân bón Cà Mau cho biết, với cùng điều kiện thời tiết, cây giống, ruộng lúa sử dụng NPK Cà Mau công nghệ siêu lân hữu hiệu cho thấy những ưu điểm nổi trội toàn diện cho cả bộ rễ, thân, lá cũng như như bông và hạt lúa. Năng suất tăng hơn 4,8%, hiệu quả kinh tế trung bình cũng tăng đến 11,8%, tương đương lợi nhuận thu về tăng hơn 3,6 triệu đồng cho mỗi hecta.

Qua thực tiễn triển khai và từ góc nhìn chuyên môn, các chuyên gia đánh giá Urea Cà Mau và 2 dòng NPK Cà Mau Polyphosphate (20-15-8 - Mùa Vàng 1; 18-6-18 - Mùa Vàng 2) khá phù hợp cho mục tiêu phát triển cây lúa bền vững. Việc ứng dụng phân bón công nghệ cao kết hợp kỹ thuật mới là tất yếu của nghề lúa trước những thách thức về giá vật tư, khí hậu, sức tiêu thụ và giá đầu ra. NPK Cà Mau với hàm lượng dinh dưỡng cao, một hạt, một màu đồng nhất trong từng hạt, phân giải chậm theo công nghệ Polyphosphate.

Đặc biệt, công nghệ này cũng giúp cho hạt phân có hàm lượng lân hữu dụng cao, cây trồng hấp thu dễ dàng hơn. Các nguyên tố trung vi lượng, nhất là vi lượng trong đất trở nên hữu dụng cao hơn. Cây lúa có điều kiện hấp thụ đầy đủ dưỡng chất và cân đối hơn theo từng giai đoạn sinh trưởng phát triển. Từ đó giúp cho hiệu quả sử dụng phân bón trên ruộng lúa cũng như năng suất gia tăng đáng kể.

z5572633834438-36d7eb3efc7a5b7f4e0500190e89e9df20240625154719.jpg
GS.TS Nguyễn Bảo Vệ - nguyên Giảng viên Trường Đại học Cần Thơ chia sẻ tại Hội thảo

Tại Hội thảo, các diễn giả nhấn mạnh về các sản phẩm phân bón có thể canh tác hiệu quả trên cây lúa tại Bình Thuận, cũng như một số sản phẩm phân bón khác của PVCFC có thể sử dụng hiệu quả cho canh tác cây thanh long. Được biết về sản phẩm chất lượng từ Phân bón Cà Mau, tham gia Hội thảo bà con cùng các diễn giả trao đổi thêm về: công thức, liều lượng, cách thức bón cho từng giai đoạn cây trồng và thổ nhưỡng tại Bình Thuận...

Phân bón Cà Mau với bộ sản phẩm dinh dưỡng cao, phù hợp với nhiều loại cây trồng. Công ty sẽ cùng các ban, ngành tiếp tục triển khai nhiều Hội thảo, nhân rộng hơn nhiều mô hình trong thời gian tới, giúp bà con tăng lợi nhuận để gắn bó hơn với nghề trồng lúa, cũng là góp sức vào mục tiêu an ninh lương thực chung của quốc gia.

PV