Khoáng sản

Thanh Hoá triển khai Nghị định 23/2020/NĐ-CP của Chính phủ: Khai thác bền vững để phát triển kinh tế - xã hội

Nguyễn Dũng (thực hiện) 14/05/2024 08:24

(TN&MT) - Thực hiện. Nghị định số 23/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông, Thanh Hóa là một trong những địa phương trên cả nước ban hành Kế hoạch sớm nhất nhằm triển khai sâu, rộng và thường xuyên Nghị định.

Đặc biệt, tỉnh đã khoanh định khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông, góp phần đưa công tác quản lý, bảo vệ cát, sỏi lòng sông đi vào nền nếp, khắc phục tình trạng khai thác, tập kết cát sỏi trái phép, hạn chế tối đa việc sạt lở, bảo vệ bờ bãi sông, hệ thống đê điều...

Để hiểu rõ về những giải pháp thực hiện, phóng viên Báo TN&MT đã phỏng vấn ông Lê Đức Giang - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về vấn đề này.

8a.jpg
Ông Lê Đức Giang - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa

PV: Xin ông cho biết tình hình hoạt động khai thác cát, sỏi trên các dòng sông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa sau hơn 4 năm thực hiện Nghị định số 23/2020/NĐ-CP của Chính phủ?

Ông Lê Đức Giang: Thực hiện Nghị định số 23/2020/NĐ-CP của Chính phủ và các quy định của pháp luật có liên quan về quản lý cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông, thời gian qua, tỉnh đã giao Sở TN&MT cùng các cấp, ngành, đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra nhằm chấn chỉnh hoạt động khai thác, tập kết, kinh doanh cát, sỏi trên địa bàn, do đó hoạt động khai thác, tập kết, kinh doanh cát, sỏi cơ bản đã đi vào nền nếp.

Trên cơ sở các quy hoạch khoáng sản được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 5368/QĐ-UBND ngày 28/12/2018 về việc phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản cát, sỏi làm vật liệu xây dựng tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030; Quyết định số 4343/QĐ-UBN D ngày 14/10/2020; Quyết định số 1701/QĐ-UBND ngày 18/5/2022 về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung các Quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản đã phê duyệt trước ngày 01/01/2019; UBND tỉnh đã tích hợp các quy hoạch trên vào Phương án bảo vệ, thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản trong Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 153/QĐ-TTg ngày 27/02/2023. Theo đó, tổng số mỏ cát, sỏi và khu vực nạo vét sông, cửa biển được quy hoạch là 124 khu vực thuộc 17 huyện, thị xã, thành phố với tổng tài nguyên dự báo khoảng 18,4 triệu m3.

Hiện, UBND tỉnh Thanh Hóa đã cấp 31 giấy phép khai thác khoáng sản cát, sỏi lòng sông đang còn thời hạn, với tổng trữ lượng, tài nguyên cát, sỏi đã cấp phép là 7 triệu m3, công suất khai thác 750.000m3/năm. Các giấy phép được cấp chủ yếu tập trung tại các huyện: Cẩm Thủy, Vĩnh Lộc, Thọ Xuân, Yên Định, Thiệu Hóa. Việc cấp phép cho đơn vị khai thác chủ yếu thông qua đấu giá quyền khai thác khoáng sản đã góp phần tăng thu ngân sách Nhà nước, nâng cao giá trị tài nguyên, giải quyết việc làm cho một lượng lớn lao động địa phương, góp phần ngăn chặn đáng kể tình trạng khai thác cát trái phép.

Những năm gần đây do có sự chỉ đạo quyết liệu của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự vào cuộc của các ngành, địa phương liên quan, tình hình khai thác, tập kết, kinh doanh cát, sỏi lòng sông trên địa bàn tỉnh đã đi vào ổn định.

PV: Để thực hiện Nghị định số 23/2020/NĐ-CP của Chính phủ, UBND tỉnh đã có những giải pháp nào và kết quả đạt được ra sao, thưa ông?

Ông Lê Đức Giang: UBND tỉnh đã đề ra nhiều giải pháp tăng cường quản lý hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông: Ban hành Văn bản chỉ đạo, điều hành, trong đó có một số Văn bản quan trọng như Kế hoạch số 95/KH-UBND ngày 17/4/2020 về việc triển khai thực hiện Nghị định số 23/2020/NĐ-CP ngày 24/02/2020 của Chính phủ quy định về quản lý cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông; Quy định thời gian khai thác trong năm đối với hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông trên địa bàn tỉnh; Phê duyệt Phương án bảo vệ khoáng sản cát, sỏi lòng sông chưa khai thác trên địa bàn tỉnh trong đó có quy định trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị quản lý nhà nước trong công tác quản lý cát, sỏi trên địa bàn tỉnh.

Trình và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt khu vực cấm, khu vực tạm thời cấm hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa tại Quyết định số 92/QĐ-TTg ngày 24/01/2024. Theo đánh giá, Thanh Hóa là một trong những tỉnh đầu tiên được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt khu vực cấm, khu vực tạm thời cấm hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông sớm nhất trên cả nước.

Từ năm 2020 đến nay, UBND tỉnh đã giao Sở TN&MT cùng các cấp, ngành, đơn vị có liên quan đã xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra nhằm chấn chỉnh hoạt động khai thác, tập kết, kinh doanh cát, sỏi trên địa bàn, do đó hoạt động khai thác, tập kết, kinh doanh cát cơ bản đã đi vào nền nếp. Trên cơ sở báo cáo của Sở TN&MT, UBND tỉnh có Công văn số 17824/UBND-CN ngày 23/12/2020 yêu cầu các sở, ngành, đơn vị có liên quan thực hiện một số nội dung để khắc phục các tồn tại trong hoạt động khai thác, tập kết, kinh doanh cát, sỏi lòng sông. Giao Sở TN&MT thành lập đoàn kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật trong hoạt động khai thác khoáng sản cát, sỏi lòng sông trên địa bàn tỉnh đối với 26 mỏ cát. Năm 2023: Sở Xây dựng kiểm tra, đánh giá tình hình hoạt động tại các bãi tập kết cát, sỏi trên địa bàn tỉnh.

Hoạt động khai thác khoáng sản cát, sỏi lòng sông trên địa bàn tỉnh những năm qua đã đem lại hiệu quả kinh tế, giải quyết việc làm cho nhiều lao động, đóng góp vào ngân sách nhà nước, góp phần vào phát triển kinh tế của tỉnh, đáp ứng kịp thời phục vụ thi công các công trình, dự án quan trọng trên địa bàn tỉnh như: Đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông; đường Nghi Sơn - Sao Vàng; đường ven biển; các dự án trong Khu kinh tế Nghi Sơn...

8ggg.jpg
Khai thác cát trên sông Mã`

Công tác quản lý hoạt động khai thác khoáng sản cát, sỏi lòng sông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa những năm qua đã góp phần mang lại hiệu quả kinh tế, giải quyết việc làm cho nhiều lao động, đóng góp vào NSNN, góp phần vào sự phát triển kinh tế của tỉnh; đặc biệt, đáp ứng kịp thời phục vụ thi công các công trình, dự án quan trọng trên địa bàn tỉnh như: Đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông; đường Nghi Sơn - Sao Vàng; đường ven biển; các dự án trong Khu kinh tế Nghi Sơn...

PV: Thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục triển khai nhiệm vụ như thế nào để đạt được kết quả tốt hơn, thưa ông?

Ông Lê Đức Giang: Trên quan điểm quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý, bền vững tài nguyên để phục vụ mục tiêu phát triển bền vững kinh tế - xã hội, thời gian tới, Thanh Hóa sẽ triển khai thực hiện nhiều giải pháp, như: Nâng cao trách nhiệm quản lý nhà nước, trách nhiệm của người đứng đầu của chính quyền cơ sở trong quản lý tài nguyên khoáng sản. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật khoáng sản đối với các tổ chức, doanh nghiệp và xử lý nghiêm, kịp thời các hành vi vi phạm theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp thẩm quyền xử lý theo quy định; tiếp tục đôn đốc các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản lắp trạm cân, camera giám sát, chấp hành đầy đủ các quy định theo Giấy phép đã được cấp có thẩm quyền cấp và các quy định hiện hành của pháp luật có liên quan. Khuyến khích và có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư sản xuất cát nhân tạo để thay thế dần cho cát tự nhiên. Chỉ sử dụng cát tự nhiên dùng cho sản xuất bê tông, xây tô, trát.

Tỉnh sẽ chỉ đạo các ngành: Sở Giao thông Vận tải, Công an tỉnh, Cục Quản lý thị trường, Cục Thuế, UBND các huyện tăng cường các giải pháp quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác như: xây dựng Quy chế phối hợp trong cöng tác quan lý nhà nûú́c vï cát, sỏi lòng sông ở khu vực giáp ranh, thaânh lêåp caác Töí cöng taác ra quên trêën aáp töåi phaåm vï khoáng sản; phối hợp UBMTTQ cấp huyện thực hiện công tác giám sát, kiểm tra, kịp thời ngăn chặn các hoạt động khai thác cát, sỏi trái phép.

PV: Trân trọng cảm ơn ông!

Nguyễn Dũng (thực hiện)