Môi trường

Tăng cường thực hiện giải pháp dựa vào thiên nhiên giữa Hà Lan – Việt Nam

Minh Hạnh 20/03/2024 10:46

Chiều 19/3, trong khuôn khổ làm việc của phái đoàn thương mại Hà Lan tới Việt Nam, Đại sứ quán Hà Lan đã tham gia tổ chức hội thảo về “Các giải pháp dựa vào thiên nhiên (NBS): Giải pháp xanh cho một Việt Nam kiên cường”. Sự kiện có sự tham dự của ông Mark Harbers, Bộ trưởng Bộ Cơ sở Hạ tầng và Quản lý Nước Hà Lan, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường (TN&MT) Lê Công Thành, cùng đại diện các tổ chức quốc tế.

Phát biểu khai mạc hội thảo, Bộ trưởng Bộ Cơ sở Hạ tầng và Quản lý Nước Hà Lan Mark Harbers cho biết các giải pháp dựa vào thiên nhiên (NBS) là một chiến lược đang được sử dụng rộng rãi và hiệu quả ở Hà Lan.

Theo ông Mark Harbes, Hà Lan là quốc gia có vùng đồng bằng thấp, do đóm cũng đang phải đối mặt với nguy cơ mực nước biển dâng cao, giống như khu vực Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam. Trong kịch bản khí hậu khắc nghiệt nhất, Hà Lan đang dự đoán mực nước biển sẽ dâng 3 mét vào năm 2100. Tuy nhiên, nhân loạn vẫn có thể tránh được nguy cơ đó cho đến tận sau năm 2300.

dsc_4251.jpg
Bộ trưởng Bộ Cơ sở Hạ tầng và Quản lý Nước Hà Lan Mark Harbers phát biểu khai mạc hội thảo

Để đạt được điều này, bên cạnh các giải pháp kỹ thuật, phía Hà Lan nhận định các giải pháp NBS cũng đóng vai trò quan trọng, giúp nâng cao khả năng chống chịu và thích ứng với biến đổi khí hậu.

“Việt Nam và Hà Lan phải đối mặt với những thách thức giống ngau về biến đổi khí hậu và vấn đề nguồn nước. Tại Việt Nam, những thách thức đó đặc biệt gay gắt ở Đồng bằng sông Cửu Long. Khu vực này đang đối mặt với nhiều vấn đề bao gồm xâm nhập mặt ngày càng tăng, sụt lún đất, xói mòn khu vực ven sông và ven biển, mất đa dạng sinh học và mực nước biển dâng. Các hiện tượng này đang tạo ra nhu cầu cấp thiết, cần thúc đẩy các giải pháp bền vững. Các giải pháp dựa trên thiên nhiên là một bộ công cụ quan trọng để giải quyết những vấn đề này cùng một lúc. NBS có sự linh hoạt và khả năng thích ứng nhiều điều kiện khác nhau hơn so với các giải pháp ky thuật thông thường. Do đó chúng ta kết hợp các giải pháp này để tăng cường khả năng chống chịu và thích ứng”, Bộ trưởng Mark Harbes nhấn mạnh.

Bộ trưởng Mark Harbes nhận định Việt Nam và Hà Lan đã có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ trong nhiều dự án, bao gồm dự án quản lý rủi ro lũ lụt ở Thủ Đức (TP.HCM); dự án phục hồi rừng ngập mặn; dự án thí điểm lưu trữ và bổ sung tầng ngậm nước ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Ngoài ra, các doanh nghiệp hai nước cũng có quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực, như về công nghệ cấp nước và xử lý nước thải, một lĩnh vực đang ứng dụng ngày các nhiều NBS.

Bộ trưởng Hà Lan nhận định còn nhiều dư địa khác có thể ứng dụng NBS, và các công ty cũng như tổ chức Hà Lan luôn sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam thực hiện việc này.

Tiếp lời Bộ trưởng Bộ Cơ sở Hạ tầng và Quản lý Nước Hà Lan, Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành đã gửi lời cảm ơn tới sự hỗ trợ của phía Hà Lan đối với Việt Nam trong thời gian qua, đặc biệt trong việc ứng dụng NBS.

dsc_4282.jpg
Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành phát biểu tại hội thảo

Thứ trưởng Lê Công Thành nhận định Việt Nam và Hà Lan là hai quốc gia có mối quan hệ gần gũi, với hơn 50 năm hợp tác kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao. Đồng thời, Việt Nam và Hà Lan cũng có nhiều điểm tương đồng về điều kiện tự nhiên và cùng phải hứng chịu tác đông cho biến đổi khí hậu. Trong đó, Hà Lan có 25% diện tích dưới mực nước biển, còn vùng Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam cũng đang bị ảnh hưởng bởi sụt lún, xâm nhập mặn, suy giảm nguồn cát.

"Việt Nam mới chỉ tập trung triển khai hành động ứng phó với BĐKH hơn 15 năm nay. Trong đó, chủ trương xác định triển khai NBS mới chỉ được thực hiện khoảng 10 năm trở lại đây. Hà Lan thì ngược lại, Hà Lan đã tìm ra mô hình phắt triển phù hơn hơn 100 năm nay, đó là mô hình NBS để phát triển kinh tế, hay còn gọi là thuận thiên. Do đó, việc Việt Nam học hỏi các mô hình ứng phó của Hà Lan để ứng dụng, triển khai NBS là hoàn toàn đúng đắn và phù hợp", Thứ trưởng Lê Công Thành khẳng định.

Theo Thứ trưởng Bộ TN&MT, thời gian qua, nhiều dự án thí điểm NBS do chính phủ, doanh nghiệp Hà Lan hỗ trợ đã được triển khai tại Việt Nam. Các dự án này góp phần quan trọng, giúp giải quyết các thách thức xã hội về an ninh lương thực, an ninh tài nguyên nước, rủi ro thiên tai, phắt thải khí nhà kính… Qua đó, giúp Việt Nam tăng cường khả năng thích ứng và phục hồi ở một số khu vực bao gồm bảo tồn, phục hồi rừng,các hệ sinh thái tự nhiên, bảo tồn và phục hồi tài nguyên nước ngọt, phát triển nông nghiệp phát thải thấp, phòng chống ngập úng.

Thứ trưởng Lê Công Thành kỳ vọng thông qua hội thảo, các đại biểu sẽ lắng nghe, ghi nhận những kết quả nghiên cứu thí điểm, đã triển khai. Quan trọng hơn, cùng thảo luận chia sẻ quan điểm ý kiến về công nghệ, giải pháp kỹ thuật mà các chuyên gia Hà Lan mang đến phục vụ tại Việt Nam sao cho phù hợp với điều kiện khí hậu, môi trường, thổ nhưỡng và khả năng tài chính của doanh nghiệp cũng như người dân Việt Nam.

“Đây chính là cách Việt Nam thay đổi tầm nhìn, thay đổi tư duy về thuận thiên. Chúng ta cần một giải pháp hài hoà để phát triển kinh tế cũng như đảm bảo phát triển bền vững, cân bằng hệ sinh thái tự nhiên, tiết kiệm tài nguyên”, Thứ trưởng Bộ TN&MT chia sẻ.

dsc_4235.jpg
Quang cảnh hội thảo

Cũng trong khuôn khổ hội thảo, các đại biểu đến từ Liên minh Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (IUCN) khu vực châu Á, Tổ chức Climate Sense, cùng nhiều chuyên gia đến từ khu vực tư nhân đã trình bày tham luận về NBS tại Việt Nam và sự phối hợp giữa Việt Nam - Hà Lan trong giải quyết các thách thức về môi trường, nguồn nước và thúc đẩy thực hiện NBS.

Minh Hạnh