Môi trường

Truy "dấu chân các-bon" quả thanh long

Khánh Ly 27/02/2024 - 11:25

(TN&MT) - Sau 3 năm áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc điện tử tại các hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp thanh long, toàn tỉnh Bình Thuận đã có 269ha được theo dõi phát thải các-bon.

Việc thông tin minh bạch "dấu chân các-bon" từ quá trình sản xuất đã tạo điều kiện cho thanh long Bình Thuận vươn xa đến các thị trường xuất khẩu giá trị cao, giúp các HTX, doanh nghiệp có thể ký kết các hợp đồng liên kết tiêu thụ bền vững.

Xanh hóa sản xuất

Với điều kiện thời tiết và thổ nhưỡng thuận lợi, Bình Thuận là tỉnh có diện tích và sản lượng thanh long đứng đầu cả nước. Toàn tỉnh hiện có khoảng 27.000 ha với sản lượng trên 600.000 tấn/năm. Thanh long Bình Thuận đã xuất khẩu qua hơn 20 thị trường trên thế giới. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là châu Á, châu Âu và châu Mỹ. Chỉ dẫn địa lý "Thanh Long Bình Thuận" đã được Liên minh châu Âu (EU) bảo hộ. Hình ảnh và nhãn hiệu "Bình Thuận DRAGON FRUIT" đã đăng ký và được 13 quốc gia, vùng lãnh thổ đồng ý bảo hộ.

Trong giai đoạn 2021 - 2023, tỉnh Bình Thuận phối hợp cùng UNDP đã triển khai Dự án "Thúc đẩy đầu tư của tư nhân vào nông nghiệp các-bon thấp và ứng phó biến đổi khí hậu, góp phần thực hiện NDC của Việt Nam". Trên cơ sở một số mô hình canh tác, sản xuất cụ thể theo hướng xanh và bền vững, các HTX đã được hướng dẫn đo đạc “dấu chân các-bon” cho chuỗi cung ứng thanh long; thúc đẩy chuyển đổi số trong việc quản lý và sản xuất thanh long và triển khai thương mại điện tử.

7a.jpg

Theo ông Đoàn Anh Dũng - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận, sau 3 năm, 100% hộ thành viên tại các HTX thanh long tham gia dự án đã chuyển đổi từ bóng đèn Compact sang sử dụng đèn Led 9w (loại đèn chiếu sáng giúp cây thanh long tích lũy đủ hàm lượng sắc tố Phytochrome Far-red trong đêm để ra hoa), tiết kiệm được hơn 50% điện năng tiêu thụ, góp phần giảm tới 68% lượng khí thải. Việc áp dụng hệ thống tưới tiết kiệm nước đã giúp giảm 41,67% lượng nước sử dụng trong quá trình canh tác. Bên cạnh đó, nhiều cơ sở đã lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời để phục vụ đo´ng gói sản phẩm va` cung cấp cho hệ thống tưới.

Sản xuất đạt chứng nhận Global G.A.P giúp các HTX, doanh nghiệp có đủ điều kiện để ký kết các hợp đồng tiêu thụ xuất khẩu hàng đi thị trường cao cấp như châu Âu và Úc. Đặc biệt, việc áp dụng hệ thống truy xuâ´t nguô`n gô´c, minh bạch sản phẩm va` sản xuất co´ tra´ch nhiệm đã xây dựng niềm tin của người tiêu dùng, tăng tính cạnh tranh cho thanh long Bình Thuận. Hiện nay, quả thanh long khi lưu thông trên thị trường đều có dán mã QR truy xuất nguồn gốc điện tử, cho phe´p truy cập va`o số liệu thống kê, cập nhật về lượng khí thải các-bon.

Bên cạnh đó, các hoạt động góp phần xanh hóa sản xuất thanh long cũng được triển khai thực hiện, như: hướng tới thu gom xử lý triệt để bóng đèn chiếu sáng thanh long sau sử dụng; trồng cây lâm nghiệp (lấy gỗ tạo vùng đệm) hàng biên trên các trang trại sản xuất; hỗ trợ doanh nghiệp và` khu vực tư nhân nâng cao nhận thức và thông tin vê` chương trình tín dụng ưu đãi có liên quan, nhằm tăng cường chính sách tín dụng cho vay, từ đó nâng cao năng lực cho ca´c chủ thể trong nông nghiệp xanh và bền vững.

"Rồng xanh" vững vàng xuất khẩu

Thanh long hiện là 1 trong số 14 loại trái cây chủ lực trong "Đề án Phát triển cây ăn quả chủ lực đến năm 2025 và 2030" của Việt Nam. Tuy nhiên, chuỗi giá trị ngành hàng thanh long đã và đang đối mặt với nhiều thách thức khi Trung Quốc, Ấn Độ, Mexico đã trồng thành công loại quả này. Năm 2021, Trung Quốc công bố đạt sản lượng 1,6 triệu tấn thanh long/năm, cao hơn Việt Nam, đây là thách thức lớn đối với thanh long Việt Nam và ngành nông nghiệp này cần có hướng đi mới.

Theo ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn - Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ NN&PTNT, để chuỗi giá trị thanh long Việt Nam phát triển bền vững, Bộ đã xác định sẽ phát triển ngành hàng thanh long trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế các vùng sinh thái, đặc biệt tại 3 tỉnh trồng thanh long trọng điểm là Bình Thuận, Long An và Tiền Giang. Qua đó, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm theo hướng bảo vệ môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Việc chuyển đổi chuỗi giá trị thanh long theo hướng nâng cao hiệu quả, giá trị gia tăng, các-bon thấp và bền vững đóng vai trò quan trọng. Theo ông Tuấn, vấn đề hiện nay là cần tạo động lực cho sự tham gia của các doanh nghiệp đầu tàu trong quá trình dẫn dắt chuyển đổi ngành hàng thanh long.

"Dấu chân các-bon" có thể hiểu là lượng khí nhà kính phát thải trong quá trình sản xuất để tạo ra một đơn vị sản phẩm (tính bằng CO2/kg sản phẩm). Việc xác định “dấu chân các-bon” và nguồn gốc gây phát thải khí nhà kính trong quá trình sản xuất thanh long là cơ sở đánh giá và đề xuất các giải pháp làm giảm nhẹ.

Bộ NN&PTNT cũng sẽ đồng hành cùng với các địa phương và doanh nghiệp trong việc tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường xuất khẩu từ 16 hiệp định thương mại tự do FTA đã được ký kết, trong đó có 3 hiệp định thế hệ mới là CPTTP, EVFTA, RCEP. Ngoài ra, tiếp tục phát triển thêm các kênh phân phối trong nước; tăng cường xúc tiến thương mại cho các sản phẩm chế biến từ quả thanh long.

Kinh nghiệm từ dự án "Thúc đẩy đầu tư của tư nhân vào nông nghiệp các-bon thấp và ứng phó biến đổi khí hậu, góp phần thực hiện NDC của Việt Nam" cho thanh long Bình Thuận sẽ là cơ sở để ngành nông nghiệp có thể xem xét nhân rộng mô hình, hoặc điều chỉnh cho phù hợp với các chuỗi nông sản khác.

Riêng với tỉnh Bình Thuận, lãnh đạo tỉnh khẳng định sẽ nhân rộng và đẩy mạnh chuyển giao các kết quả đạt được từ hoạc động của dự án đến các HTX, doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thanh long. Đồng thời, ứng dụng nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật, sáng kiến có từ dự án vào sản xuất; phát triển ngành hàng thanh long hiện đại, có giá trị gia tăng cao thích ứng với biến đổi khí hậu và đáp ứng thị trường quốc tế.

Khánh Ly