(TN&MT) - Đông đảo người dân và du khách khắp nơi đã đổ về làng Sình (xã Phú Mậu, TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế) để xem và cổ vũ cho hội vật có lịch sử hàng trăm năm.
Hoà cùng không khí vui tươi, sôi nổi của những ngày đầu xuân, đến hẹn lại lên, ngày 19/2 (mồng 10 tháng Giêng Tết Giáp Thìn), vật làng Sình chính thức khai hộiHội vật đã có tuổi đời trên 200 năm, với câu ca dao nổi tiếng: “Dù ai đi đó đi đây/ Đến ngày hội vật nhớ quay về Sình”Sới vật làng Sình là ô đất hình chữ nhật, được xây cao giữa sân trước đình làngHội vật làng Sình chỉ diễn ra trong 1 ngày, có hai phần: phần lễ và phần hội. Phần lễ được tổ chức khá tôn nghiêm tại đình làng. Tại đây, các cụ cao niên trong làng sẽ làm nghi lễ vái tạ thành hoàng của trưởng tộc ở đình làng. Sau đó phần hội chính thức được bắt đầuHội vật có nét đặc trưng là bất kỳ khán giả nào cũng có thể đăng ký tham gia trong độ tuổi từ 13 đến 40 tuổiLệ làng quy định các đô vật dự hội không nhất thiết phải là người địa phương mà bất kỳ khán giả nào cũng có thể được lên sới đấu vậtHội vật làng Sình về cơ bản áp dụng nguyên tắc của luật thi đấu vật dân tộc là phải đánh ngã đối thủ ở tư thế “lấm lưng trắng bụng”, đồng thời giữ hoặc đè được đối thủ trong vòng 3 giây là thắngSau tiếng trống khai hội là những pha thi đấu lăn xả nhưng không kém phần đẹp mắt, hấp dẫnNhững đòn nguy hiểm như bẻ, vặn khóa trái khớp, tấn công vào hạ bộ, yết hầu, mắt… hoàn toàn bị cấm, qua đó chú trọng tinh thần thượng võKhán giả đã được thưởng thức những thế vật mãn nhãnHội vật góp phần giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống quê hương và dân tộc, khơi dậy những nét văn hoá đặc trưng của tỉnh Thừa Thiên Huế nhà nói chung, của lành Sình nói riêng