Xã hội

Ấn tượng, đặc sắc “Tết Huế” 2024

Văn Dinh 02/02/2024 - 18:07

(TN&MT) - “Tết Huế” tái hiện các hoạt động văn hóa, truyền thống, phong tục ngày Tết của người dân xứ Huế. Bên cạnh đó chung tay sẻ chia đối với những hộ nghèo, gia đình có hoàn cảnh khó khăn…

Với chủ đề “Gắn kết yêu thương”, chương trình “Tết Huế” năm 2024 được diễn ra từ ngày 1 - 5/2/2024 (từ ngày 22 - 26, tháng Chạp, năm Quý Mão), nhiều hoạt động có ý nghĩa: Hội thi làm mứt, bánh ngọt truyền thống và hội thi gói, nấu bánh chưng, bánh Tét “Hương vị ngày Tết”; Không gian trưng bày mâm ngũ quả, mâm bánh truyền thống, bình hoa ngày Tết và sản phẩm các hội thi; Không gian thao diễn, giới thiệu và trải nghiệm một số sản phẩm thủ công truyền thống Huế trong dịp Tết cổ truyền dân tộc; Không gian giới thiệu, quảng bá, trưng bày sản vật Huế, sản phẩm lưu niệm, thủ công mỹ nghệ, đặc sản, sản phẩm tiêu biểu của địa phương, đơn vị và doanh nghiệp với hơn 200 sản phẩm tiêu biểu của hơn 70 đơn vị, doanh nghiệp tham gia.

1(2).jpg
Hội thi làm mứt và bánh truyền thống của các phường xã, ban ngành trên địa bàn TP. Huế

Theo Trưởng Ban Dân vận Thành uỷ Huế, Trưởng Ban tổ chức “Tết Huế” - Dương Thị Thu Thuỷ, “Tết Huế” là nơi tái hiện các hoạt động văn hóa, truyền thống, phong tục ngày tết của người dân xứ Huế; đồng thời là nơi giới thiệu, quảng bá, trưng bày và giới thiệu sản vật Huế, sản phẩm tiêu biểu, đặc sản địa phương, ẩm thực Huế.... Bên cạnh đó, “Tết Huế” còn mang ý nghĩa đặc biệt, đó là sự gắn kết yêu thương, chung tay sẻ chia đối với những hộ nghèo, cận nghèo, gia đình có hoàn cảnh khó khăn, các Trung tâm nuôi dạy trẻ em mồ côi, khuyết tật trên địa bàn TP. Huế với mong muốn mọi người, mọi nhà được an vui đón Tết. Đây cũng là hoạt động có nhiều ý nghĩa, là sự tiếp nối, phát huy hiệu quả, nâng tầm Chương trình “Tết Huế” qua mỗi năm từ năm 2018 đến nay.

“Tết Huế” ngày càng được lan tỏa, nâng tầm về quy mô và chất lượng, đặc biệt dường như đã trở thành hoạt động văn hóa, truyền thống thường niên không thể thiếu vào mỗi dịp Tết đến Xuân về của mỗi một người dân xứ Huế; đặc biệt hơn nữa, Tết Huế đã thật sự lan tỏa đến các phường/xã, cộng đồng dân cư, mọi người dân, kể cả các tổ chức tôn giáo…

Một số hình ảnh tại “Tết Huế” 2024:

2(3).jpg
3(2).jpg
4(1).jpg
5(2).jpg
6(1).jpg
7(1).jpg
8(1).jpg
9(1).jpg
adsda.jpg
10.jpg
11(1).jpg

Ngày 2/2, Lễ khai mạc Hội Báo Xuân Giáp Thìn 2024 với chủ đề “Báo chí Thừa Thiên Huế - Tiên phong, đổi mới trước yêu cầu chuyển đổi số” diễn ra tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, do Hội Nhà báo tỉnh phối hợp với Sở VH&TT tổ chức.

Hội báo Xuân có 19 gian trưng bày, với gần 1.000 bản báo giấy, tạp chí, ấn phẩm của các tờ báo Trung ương, các tỉnh thành, các cơ quan báo chí của tỉnh, các ban ngành và địa phương; trên 300 đầu sách; 120 bản báo xuân trực tuyến; các sản phẩm của truyền hình, báo điện tử. Nét mới là có sự tham gia của Tủ sách Huế, Trung tâm giám sát, điều hành đô thị thông minh, Trung tâm Thông tin xúc tiến Du lịch và thị xã Hương Thủy…

Hội báo Xuân 2024 sẽ mở cửa phục vụ công chúng, khán giả đến mồng 6 Tết Giáp Thìn.

z5128503890010_d1f096dda0a998cdc312f0d9b91fab0c.jpg
Bạn đọc tham dự Hội Báo Xuân 2024

Văn Dinh