Môi trường

Mường Ảng (Điện Biên): Giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các khu vực sơ chế cà phê

Hoàng Châu 08/01/2024 - 20:34

(TN&MT) - Mường Ảng là một trong những thủ phủ cà phê lớn của khu vực Tây Bắc. Bên cạnh sản xuất ra những sản phẩm cà phê chất lượng cao, đặc sản của vùng, thì cùng với đó, luôn gắn liền với nhiệm vụ bảo vệ môi trường, giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại những nơi thực hiện sơ chế, chế biến cà phê.

Trong những năm qua, công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện Mường Ảng được quan tâm toàn diện trên mọi lĩnh vực. Huyện nhận thức được trách nhiệm đối với công tác bảo vệ môi trường của các cơ quan, đơn vị và người dân được nâng cao, từng bước đưa Luật Bảo vệ Môi trường đi vào đời sống, xã hội.

Ông Lò Văn Thăng, trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Mường Ảng cho biết: hoạt động sơ chế cà phê trên địa bàn huyện Mường Ảng diễn ra theo thời vụ, công nghệ sơ chế cà phê đơn giản, trong khi các cơ sở chế biến đa số mang tính tự phát, phân tán, địa bàn rộng, chưa đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải, chất thải rắn đảm bảo tiêu chuẩn môi trường…diện tích trồng cây cà phê chủ yếu tại khu vực thị trấn Mường Ảng, xã Ẳng Nưa, xã Ẳng Cang.

Đối với việc xử lý nước thải của các hộ say xát chế biến cà phê, đa phần thực hiện bố trí khu vực thu gom, xử lý chất thải nước thải từ quá trình xay sát cà phê, hệ thống thu gom nước thải áo lắng đảm bảo dung tích chứa, ao chứa đảm bảo kiên cố tránh sự cố vỡ, tràn nước thải ra môi trường, thường xuyên dùng máy bơm nước sau xay sát, chế biến chuyển tiếp qua các ao để nước thải tự lắng một phần, sau đó phun dung dịch keo tụ lắng bùn sơ bộ trước khi thải ra môi trường. Cùng với đó, khu vực lưu giữ bã thải vỏ cà phê tiến hành phun dung dịch chế phẩm vi sinh hạn chế mùi hôi, tăng khả năng phân hủy, ủ phân vi sinh sử dụng làm phân bón hữu cơ.

a1.jpg
Chất lượng nước thải sau quá trình xử lý đảm bảo đúng thông số, vị trí, tần suất theo quy định.

Hiện nay, Mường Ảng có Cụm công nghiệp hỗn hợp xã Ẳng Tở, có Công ty TNHH XNK cà phê Việt Bắc (gọi tắt là Công ty cà phê Việt Bắc) là chủ dự án “Đầu tư xây dựng nhà máy thu mua và chế biến cà phê Việt Bắc” tại Bản Ko Có, xã Ẳng Tờ, huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên, dự án của Công ty thuộc cụm công nghiệp hỗn hợp của xã.

Ông Thăng cũng cho biết, công ty cà phê Việt Bắc đã thực hiện báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án nêu trên. Đối với nước thải, công ty đã thực hiện lót bạt HDPE đối với 03 ao chứa với 1 ao thể tích 4.208m3; 01 ao với thể tích 5.659m3 va 01 ao với thể tích 9.637 m3 nước thải sau quá trình nuôi cấy vi sinh được dẫn qua hệ thống xử lý nước thải các hóa chất sử dụng trong quá trình xử lý nước thải. Đó là, hóa chất keo tụ PAC, hóa chất trợ lắng Polymer, hóa chất khử trùng CHLOR, vôi bột, duy trì đầy đủ điều kiện về hóa chất. Khối lượng bã thải (vỏ cà phê) trung bình 35m3/ngày, phát sinh từ quá trình xay sát vỏ cà phê được Công ty ủ làm phân vi sinh, tận dụng được tối đa lượng bã thải.

z4984907041060_8ba8732296de00b3f79ad4cd3f60846f.jpg
Đối với nước thải, công ty đã thực hiện lót bạt HDPE đối với 03 ao chứa.

Trong quá trình hoạt động, Công ty cà phê Việt Bắc luôn thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, thu gom và xử lý triệt để chất thải, nước thải phát sinh đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường hiện hành trước khi thải ra môi trường; thực hiện đúng quy định về quản lý chất thải sinh hoạt, chất thải nguy hải và chương trình quan trắc định kỳ đảm bảo đúng thông số, vị trí, tần suất theo quy định. Cùng với đó, công ty luôn duy trì nhân lực, cán bộ phụ trách vận hành hệ thống xử lý nước thải trong quá trình xay sát, chế biến cà phê. Đồng thời, kiểm soát chất lượng nước thải sau quá trình xử lý đảm bảo đúng thông số, vị trí, tần suất theo quy định.

Song song với đó, để nâng cao ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường, huyện Mường Ảng đẩy mạnh và đa dạng dạng hóa hình thức tuyên truyền, phổ biến chính sách, chủ trương, pháp luật dến các tần lớp nhân dân. Nâng cao trách nhiệm của UBND các xã, thị trấn tổ chức hướng dẫn, tập huấn cho các đối tượng là trưởng bản, cán bộ công chức phụ trách mảng Môi trường của các xã, các hộ xay sát, chế biến cà phê trên địa bàn huyện.

Hoàng Châu