Ngành TN&MT

Sở TN&MT Lạng Sơn: Hành trình 20 năm

Hoàng Nghĩa (thực hiện) 29/09/2023 - 18:32
trang-1(1).jpg

Kiện toàn cơ cấu tổ chức

Sở Tài nguyên và Môi trường Lạng Sơn - tiền thân là Phòng Quản lý ruộng đất thuộc Ty Nông nghiệp Lạng Sơn (nay là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) được thành lập năm 1962.

1
Tháng 1 - 1981

UBND tỉnh Lạng Sơn ban hành Quyết định 1118/QĐ-UBND, thành lập Ban Quản lý ruộng đất trực thuộc UBND tỉnh. Tại cấp huyện là bộ phận quản lý đất đai trực thuộc phòng nông nghiệp.

2
17/10/1994

Thành lập Sở Địa chính trực thuộc UBND tỉnh Lạng Sơn.

3
30/9/2003

Thành lập Sở Tài nguyên và Môi trường trực thuộc UBND tỉnh Lạng Sơn, trên cơ sở tổ chức bộ máy của Sở Địa chính và tiếp nhận bàn giao các tổ chức thực hiện chức năng quản lý về tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường từ Sở Nông nhiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Công nghiệp - Thủ công nghiệp, Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường.

Khi mới thành lập, Sở Tài nguyên và Môi trường có 5 phòng chuyên môn, 2 đơn vị sự nghiệp trực thuộc, 66 công chức, viên chức và người lao động. Tỷ lệ công chức, viên chức có trình độ Đại học chiếm 54%.

1.jpg
Cơ cấu tổ chức Sở TN&MT Lạng Sơn được kiện toàn qua các giai đoạn.

Kiện toàn cơ cấu tổ chức, từ năm 2022 đến nay, Sở Tài nguyên và Môi trường có 5 phòng chuyên môn: Văn phòng Sở, Thanh tra Sở, phòng Quản lý đất đai, phòng Quản lý Tài nguyên nước và khoáng sản, phòng Kế hoạch - Tài chính; 1 Chi cục quản lý nhà nước chuyên ngành (Chi cục Bảo vệ Môi trường) và 2 đơn vị sự nghiệp trực thuộc (Văn phòng Đăng ký đất đai và Trung tâm Tài nguyên và Môi trường) với tổng số 165 biên chế.

Đồng bộ, hiệu quả quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường

Lĩnh vực đất đai: Sở Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh ban hành trên 80 Nghị quyết, quyết định, 6 chỉ thị để triển khai thi hành Luật Đất đai, tăng cường công tác quản lý đất đai, bồi thường GPMB .

Tập trung vào các lĩnh vực về trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; bồi thường hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; đấu giá quyền sử dụng đất… Kịp thời tháo gỡ khó khăn, từng bước đưa Luật Đất đai đi vào cuộc sống, góp phần tích cực thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

4.jpg
Công tác quản lý đất đai ghi dấu nhiều kết quả tích cực.

- Công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước được Sở quan tâm, chú trọng. Đã thẩm định trình UBND tỉnh cấp 176 giấy phép hoạt động trong lĩnh vực tài nguyên nước; phê duyệt tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước được 16.278 triệu đồng.

Hoàn thành quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020, định hướng 2030; hoàn thành điều tra, khoanh định vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh; xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên nước và khoáng sản tỉnh Lạng Sơn....

- Về công tác quản lý tài nguyên khoáng sản và địa chất, Sở đã chủ trì phối hợp với các cấp, các ngành thẩm định, trình UBND tỉnh cấp 425 Giấy phép khoáng sản; phê duyệt trữ lượng 89 điểm mỏ; phê duyệt tiền cấp quyền khoáng sản trên 718.136 triệu đồng.

5.jpg
Chú trọng các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó BĐKH.

- Tăng cường, hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Sở đã tham mưu trình thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường 245 dự án; 93 phương án cải tạo, phục hồi môi trường; cấp 32 sổ chủ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại cho các cơ sở có phát sinh chất thải nguy hại; tham mưu UBND cấp 20 Giấy phép môi trường.... 100% thủ tục hành chính về môi trường được thực hiện trên dịch vụ công mức độ 3, 4.

Triển khai kết nối truyền số liệu quan trắc tự động phát thải từ các cơ sở truyền về theo quy định; lắp đặt hệ thống phần mềm, thiết bị để tiếp nhận số liệu quan trắc tự động liên tục từ các cơ sở truyền về. Đến nay, 5 đơn vị hoàn thành lắp đặt hệ thống quan trắc phát thải tự động, liên tục và truyền số liệu về Sở theo quy định.

2.jpg
Đẩy mạnh thanh, kiểm tra, kịp thời phát hiện, ngăn chặn vi phạm về tài nguyên, bảo vệ môi trường.

- Công tác thanh, kiểm tra được đẩy mạnh, đảm bảo ngăn chặn kịp thời, xử lý những hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên, môi trường, giải quyết các kiến nghị của cử tri.

Xây dựng - phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số

- Đưa vào vận hành cơ sở dữ liệu địa chính 165 xã, thị trấn (nay là 148 xã, thị trấn sau sáp nhập); công bố dữ liệu địa chính 165 xã trên Cổng thông tin dữ liệu đất đai tỉnh Lạng Sơn và bản đồ quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021 - 2026 và giai đoạn 2021 - 2030 các huyện, thành phố, phục vụ người dân, doanh nghiệp tra cứu thông tin thửa đất và thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

3(2).jpg
Sở TN&MT triển khai nhiều hoạt động thiết thực vì cộng đồng.

Tại cấp huyện, 3/11 huyện đã vận hành cơ sở dữ liệu (CSDL) đất đai của 03 huyện: Cao Lộc, Lộc Bình, Bình Gia và 04 xã, phường của thành phố Lạng Sơn (tương ứng với 66 xã, phường, thị trấn) với đầy đủ các thành phần của CSDL đất đai.

- Hiện nay Sở đang tập trung triển khai thực hiện Dự án Điều chỉnh Atlats tỉnh Lạng Sơn; Xây dựng khung kiến trúc ứng dụng công nghệ thông tin ngành TN&MT tỉnh Lạng Sơn (gồm cả xây dựng CSDL môi trường). Lên phương án tham mưu UBND tỉnh đầu tư xây dựng CSDL nền địa lý, viễn thám, khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu...

Chung sức đồng lòng, phát huy hiệu quả nguồn lực tài nguyên - môi trường

bf470bc283c4579a0ed5.jpg
Ông Nguyễn Ngọc Thiều - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lạng Sơn.

20 năm xây dựng và phát triển, trước những bối cảnh và yêu cầu mới đang đặt ra cho công tác quản lý tài nguyên và môi trường, chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực, nêu cao tinh thần đoàn kết, sức mạnh tập thể; kế thừa và phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo để vượt qua những khó khăn, thách thức, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và các mục tiêu đã đề ra.

Chặng đường 20 năm, với những đóng góp tích cực vào sự phát triển KT-XH của địa phương, Sở Tài nguyên và Môi trường Lạng Sơn đã được các cấp, các ngành ghi nhận thành tích, tặng thưởng nhiều danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng cao quý.

trang-9.jpg
Sở TN&MT đã có nhiều đóng góp vào công cuộc phát triển KT-XH địa phương.

Tiếp nối những kết quả đã đạt được, chủ động đổi mới, hội nhập, hướng tới chuyển đổi số, Sở Tài nguyên và Môi trường Lạng Sơn sẽ bám sát các Nghị quyết, Chỉ thị, Kết luận, Chương trình hành động của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chủ động tham mưu cho tỉnh thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

Đẩy nhanh tiến độ đo đạc lập bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, đăng ký đất đai lần đầu đối với người sử dụng đất và người được Nhà nước giao đất để quản lý. Kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng các dự án, nhất là dự án trọng điểm của tỉnh.

Coi trọng công tác quản lý tài nguyên nước, khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu. Tiếp tục nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường bền vững. Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng, bảo vệ tài nguyên và môi trường. Làm tốt công tác tiếp công dân, quan tâm giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về các lĩnh vực thuộc trách nhiệm tham mưu quản lý của ngành.

Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho tổ chức, công dân. Nghiên cứu, tham mưu rà soát xây dựng đề án vị trí việc làm, kiện toàn tổ chức bộ máy của Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện.

Tiếp tục đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về tài nguyên, môi trường cho các tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư trên toàn tỉnh. Góp phần nâng cao uy tín và vị thế của ngành Tài nguyên và Môi trường, đáp ứng sự tin cậy của tỉnh và Nhân dân.

c943488b639cb7c2ee8d.jpg
Một góc TP Lạng Sơn hôm nay.

Hoàng Nghĩa (thực hiện)