Trong nước

Luật Tài nguyên nước (sửa đổi): Đảm bảo an ninh, an toàn nguồn nước, giải quyết vấn đề nước xuyên biên giới

Theo Quochoi.vn 05/06/2023 - 23:40

Chiều ngày 05/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, thảo luận tại tổ 4 về Luật tài nguyên nước (sửa đổi), các đại biểu nhất trí với sự cần thiết ban hành luật này và cho rằng cần có những quy định cụ thể để đảm bảo an ninh an toàn nguồn nước, trong đó, bổ sung các chế tài, công cụ kiểm soát, giám sát hiệu quả hơn, đồng bộ hơn trong các cơ chế hợp tác, giải quyết các vấn đề nước xuyên biên giới.

050620230724-dsc_9614.jpg
Toàn cảnh phiên họp tổ 4

Tổ 4 gồm  các Đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau, Lai Châu, Thừa Thiên – Huế và Tp.Hải Phòng.

Tại phiên thảo luận, các đại biểu nhất trí sự cần thiết sửa luật tài nguyên nước. Qua hơn 10 năm thực hiện, Luật Tài nguyên nước năm 2012 đã bộ lộ những hạn chế vì sự chồng chéo với các luật khác dẫn đến khó thực hiện hoặc lãng phí nguồn lực. Đồng thời, thiếu khung pháp lý cho an ninh nguồn nước, đặc biệt là vấn đề bảo đảm an ninh nước cho sinh hoạt; thiếu quy định cụ thể liên quan đến điều hòa, phân bổ nguồn nước, giám sát chặt chẽ các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước; vấn đề bổ sung nhân tạo nước dưới đất; vấn đề giảm thiểu ngập lụt đô thị; vấn đề định giá đầy đủ giá trị của tài nguyên nước; một số điều kiện kinh doanh không còn phù hợp; chưa có cơ chế, chính sách minh bạch, rõ ràng để tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích các nguồn lực xã hội của các thành phần kinh tế, các tổ chức chính trị - xã hội thuộc phạm vi trách nhiệm của Bộ, ngành, địa phương; một số nội dung phát sinh mới trong thực tiễn nhưng pháp luật chưa có quy định điều chỉnh.

Tại phiên thảo luận, các đại biểu Quốc hội đặt vấn đề về việc làm sao đảm bảo an ninh, an toàn nguồn nước trong khi đến hơn 60% nguồn nước của Việt Nam phụ thuộc vào nước ngoài? Cần quy định cơ chế quản lý "nước mặt"

050620230736-chu-tich-qh.jpg
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại phiên thảo luận

Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, việc nghiên cứu quy định về việc sử dụng nước tiết kiệm là rất quan trọng, nên cần coi nước ngầm, nước mặn, nước ngọt, nước lợ, thậm chí nước thải cũng được coi là tài nguyên. Do vậy, trong định nghĩa về tài nguyên nước cần được tiếp thu toàn diện để giải quyết vấn đề đặt ra của kinh tế tuần hoàn.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc quản lý "nước Mặt", vấn đề này hiện nay chưa được quan tâm đúng mức. Từ bài học của thành phố Hà Nội, sử dụng 100% nước sạch được sản xuất từ nước Mặt, trong khi không có hệ thống quan trắc để giám sát an toàn nguồn nước, nên khi gặp sự cố ô nhiễm nguồn nước Mặt sẽ ảnh hưởng rất lớn đến an ninh, an toàn nguồn nước.

Chủ tịch Quốc hội cho rằng Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) lần này cần điều chỉnh bổ sung quy định quản lý nước Mặt.  Cùng với đó là việc hoàn thiện bổ sung thêm quy định về vấn đề tưới tiết kiệm, bởi tại Việt Nam kỹ thuật tưới tiêu còn rất lãng phí nước.

Cần thống nhất cơ chế quản lý nhà nước về tài nguyên nước

Nhấn mạnh về vấn đề quản lý nhà nước về tài nguyên nước, đặc biệt là vấn đề hợp tác quốc tế quản lý tài nguyên nước như tiểu vùng sông Mê-Kông, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng: Hiện quy định của pháp luật giao quản lý lĩnh vực tài nguyên nước đang quá phân tán, gây phức tạp trong quản lý.

Chủ tịch Quốc hội nêu rõ: “Trong dự án Luật này nên quy định cho rành mạch chức năng nhiệm vụ cho quản lý nhà nước. Chính phủ quản lý chung, còn Bộ Tào nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ quản lý nhà nước về lĩnh vực tài nguyên nước và trực tiếp quản lý một số lĩnh vực khác, nên quy định rõ trách nhiệm của các bộ theo hướng tập trung hơn, tránh gây phức tạp trong quản lý và cần thiết xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành quản lý lưu vực sông...”

050620230722-dsc_9667.jpg
Đại biểu Nguyễn Chu Hồi - Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng phát biểu.

Đồng tình với quan điểm trên, đại biểu Nguyễn Chu Hồi, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng cho rằng cần xây dụng cơ chế phối hợp liên ngành quản lý lưu vực sông.

Đại biểu Nguyễn Chu Hồi đề xuất: “Việc Quy hoạch quản lý lưu vực sông theo vùng và cần thiết thành lập một uỷ ban điều phối lưu vực sông theo cơ chế phối hợp liên ngành. Nên quy định nguyên tắc trong Luật, đây là vấn đề rất quan trọng nhằm đảm bảo nn ninh nguồn nước, gắn đảm bảo an ninh quốc gia khu vực biên giới”.

Quy định rõ cơ chế quản lý và sử dụng công bằng, bền vững nguồn nước liên quốc gia

Đại biểu Lê Hoài Trung, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thừa Thiên Huế nhấn mạnh: Tầm quan trọng của việc quản lý và sử dụng công bằng, bền vững nguồn nước liên quốc gia. Tuy nhiên trong dự thảo Luật chưa đề cập đến những vấn đề liên quan đến điều ước quốc tế, hay thoả thuận quốc tế quy định trách nhiệm của các quốc gia trong bảo vệ nguồn nước liên quốc gia.

Đại biểu Lê Hoài Trung đề nghị dự thảo Luật cần nghiên cứu bổ sung thêm để tương thích với quy định của điều ước quốc tế, thoả thuận quốc tế, liên quan tới những vấn đề như thông báo trước về sử dụng nước, quy định chất lượng nước và số lượng quốc gia tham gia tổ chức, nhằm có tính chất ràng buộc, trách nhiệm của cơ quan liên quan đến quản lý nguồn nước xuyên quốc gia.

050620230723-dsc_9660-le-cc-82-hoa-cc-80i-trung.jpg
Đại biểu Lê Hoài Trung - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thừa Thiên Huế phát biểu.

Các đại biểu cũng nhất trí quan điểm sửa đổi Luật Tài nguyên nước lần này cần thiết lập hệ thống hành lang pháp lý cho quản trị tài nguyên nước quốc gia trên nền tảng công nghệ số và tích hợp các quy định liên quan đến quản lý nguồn nước, khai thác, sử dụng, cấp nước trong Luật Tài nguyên nước. Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách theo hướng xã hội hóa ngành nước. Đảm bảo an ninh nguồn nước quốc gia, chú trọng phòng ngừa, kiểm soát và phục hồi các nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt và ô nhiễm; tách bạch quản lý tổng hợp thống nhất về tài nguyên nước với quản lý, vận hành công trình khai thác, sử dụng nước.

Các đại biểu cũng thống nhất việc phát triển kinh tế nước, coi sản phẩm nước là hàng hóa thiết yếu; bảo đảm công bằng trong tiếp cận nguồn nước và việc tiếp cận theo xu thế của quốc tế nhưng mang tính đến đặc thù của Việt Nam.

Đồng thời việc sửa đổi Luật theo hướng quy định tích hợp các nội dung liên quan đến tài nguyên nước; giao trách nhiệm cho các bộ, ngành quản lý theo đúng chức năng nhiệm vụ đã được quy định tại các luật có liên quan như thủy lợi, thủy điện, cấp nước, giao thông thủy.

Một số hình ảnh tại phiên họp:

050620230724-dsc_9614(1).jpg
Toàn cảnh phiên họp tổ 4
050620230718-dsc_9692.jpg
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đại biểu Lê Trường Lưu - Đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên Huế tại phiên thảo luận
050620230720-dsc_9593.jpg
Các đại biểu tham dự phiên thảo luận tổ 4
050620230726-dsc_9597-nguye-cc-82-cc-83n-quo-cc-82-cc-81c-ha-cc-a3-cc-82n.jpg
Đại biểu Nguyễn Quốc Hận - Đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau phát biểu
050620230716-dsc_9525.jpg
Đại biểu Lê Trường Lưu - Đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên Huế phát biểu
050620230731-dsc_9811.jpg
Đại biểu Đỗ Mạnh Hiến - Đoàn ĐBQH thành phố Hải Phòng phát biểu
050620230733-dsc_9768.jpg
Đại biểu Đinh Ngọc Minh - Đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau phát biểu

Theo Quochoi.vn