Trong nước

Tăng nguồn lực đầu tư cho lực lượng lao động để phát triển KT-XH

Khương Trung (lược ghi) 25/05/2023 - 14:32

(TN&MT) - Sáng 25/5, Ông Lê Quốc Phong, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp đã chủ trì phiên họp Tổ 10 (gồm các đoàn ĐBQH: Đồng Tháp, Thái Bình, Hà Giang) thảo luận về Đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH và NSNN năm 2022; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH và NSNN những tháng đầu năm 2023…

Hướng dẫn cho Doanh nghiệp tiếp cận được chính sách mới

small_toan-canh(1).jpg
Đồng chí Lê Quốc Phong, Bí thư tỉnh ủy, trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp đã chủ trì phiên họp Tổ

Tại buổi thảo luận Tổ, các đại biểu cũng thống nhất với các nội dung tăng vốn điều lệ cho Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn vì đây là nguồn vốn để tái đầu tư và hỗ trợ cho người dân được tiếp cận với nguồn vốn có lãi suất thấp; các đại biểu cũng đồng ý với việc giảm 2% thuế VAT, đây là chính sách có tính ưu việt.

Tuy nhiên theo đại biểu Phan Đức Hiếu (Đoàn ĐBQH Thái Bình) lưu ý trong thời gian đầu có lúng túng thì phải có hướng dẫn để các địa phương thực hiện. Đại biểu Phạm Thùy Chinh (Đoàn ĐQBH Hà Giang), Phó trưởng Ban Tài chính và Ngân sách của Quốc hội cũng lưu ý là trong việc giảm thuế VAT cần phân loại chi tiết bởi có những doanh nghiệp được hưởng và doanh nghiệp không được hưởng, thậm chí có những doanh nghiệp quản lý nhiều mặt hàng danh mục nằm có hoặc không được hưởng chính sách miễn thuế. Do đó đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan thuế địa phương cần có các thông tin sớm để hỗ trợ để các doanh nghiệp có thể tiếp cận sớm nhất những chính sách hỗ trợ này.

221020220535-phan-duc-hieu-doan-dbqh-tinh-thai-binh.jpg
Đại biểu Phan Đức Hiếu (Đoàn ĐBQH Thái Bình)

Ưu tiên hỗ trợ Lao động nữ phát triển bền vững

Phát biểu tại cuộc họp, đại biểu Hà Thị Nga – (Đoàn ĐBQH Đồng Tháp), Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam thể hiện sự đồng tình với báo cáo của Chính phủ đánh giá bổ sung tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2022 và những tháng đầu năm 2023 cũng như Báo cáo thẩm tra và ngân sách nhà nước của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã khẳng định các quyết sách đúng đắn, kịp thời của Quốc hội, Chính phủ giúp kinh tế nước ta đã phục hồi nhanh, đạt được những kết quả khá toàn diện, tích cực trên nhiều lĩnh vực. Từ góc độ của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam bà Nga làm rõ một số vấn đề mà Hội quan tam đồng thời đề xuất các giải pháp khắc phục trong thời gian tới.

Đối với vấn đề việc làm cho người lao động, nhất là lao động nữ sau khi bị mất việc, bà Nga dẫn chứng, hiện nay theo báo cáo thì tại thời điểm 1/4/2023 việc mất việc làm dẫn đến mất thu nhập của các lao động ngày càng tăng cao, các ngành giảm việc chủ yếu tập trung ở da giày, dệt may (Quý I số lao động giãn việc của các doanh nghiệp trên cả nước là gần 294 nghìn người trong dó ngành dệt may chiếm tới 18,8%), đa phần những người dãn việc đều là là lao động nữ, với trình độ phổ thông và có nơi trên 50% trong số họ có độ tuổi trên 40.

db-nga.jpg
Đại biểu Hà Thị Nga – (Đoàn ĐBQH Đồng Tháp), Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

Trước tình trạng này, Chính phủ, địa phương kể cả các doanh nghiệp cũng đã rất nỗ lực trong việc bảo đảm quyền lợi tốt nhất có thể cho người lao động, Tổng liên đoàn Lao động cũng đã có Nghị quyết về việc hỗ trợ đoàn viên công đoàn tuy nhiên vẫn chỉ là giải pháp tình thế.

Do đó bà Nga đề nghị Chính phủ cần thông tin chỉ đạo, rà soát lại để có đánh giá chính xác về số doanh nghiệp rời khỏi thị trường (nằm ở loại hình doanh nghiệp nào, lĩnh vực gì… là chủ yếu) để từ đó có giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp.

Thứ hai, theo bà Hà Thị Nga, Chính phủ cần quan tâm thực hiện Chương trình đạo tạo nghề cho lao động nông thôn (trước đây đã có nhưng hiện đã kết thúc và bộ LĐTBXH đang xây dựng lại), có chương trình dành riêng cho đối tượng là lao động nữ để chuyển đổi nghề sau khi bị mất việc; triển khai các chương trình dạy nghề phù hợp với các cấp độ đào tạo cho lao động nữ; chú trọng cập nhật kỹ thuật, công nghệ mới cho các làng nghề truyền thống, nghề thu hút cho nhiều lao động nữ.

Bên cạnh đó, đảm bảo thực hiện tốt trợ cấp mất việc làm cho người lao động bị mất việc, xây dựng các chính sách hỗ trợ đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động tại doanh nghiệp giúp họ có việc làm lâu dài. Đồng thời đề nghị Chính phủ, Quốc hội quan tâm hơn nữa đến nhu cầu vốn hỗ trợ tạo việc làm cho người dân, cũng như chính sách cho vay ưu đãi qua các ngân hàng chính sách xã hội.

db-than.jpg
Đại biểu Nguyễn Văn Thân (ĐBQH đoàn Thái Bình)

Tham gia thảo luận về vấn đề nguồn lao động, nhân lực, đại biểu Nguyễn Văn Thân (ĐBQH đoàn Thái Bình) cho rằng, hiện nay chúng ta đang bị “chảy máu nguồn lao động”, nguồn lao động này kể cả các cán bộ lẫn lực lượng lao động kỹ thuật.

Đại biểu Thân cho biết, đối với các quốc gia đang tiếp nhận nguồn lao động đến từ Việt Nam họ đã có nhiều chính sách nới rộng hơn (về thời gian, tiêu chuẩn, lương…) để thu hút và giữ chân nguồn lao động. “Trong khi đó chúng ta có nhắc đến vấn đề lấy con người làm trung tâm phát triển; đầu tư cho hạ tầng rất nhiều nhưng chưa quan tâm đúng và trúng cho con người” – đại biểu Thân nói. Do đó, ông đề nghị cần đầu tư hơn nữa về chính sách, thu nhập, đào tạo cán bộ, công nhân kỹ thuật cao để tránh tình trạng “chảy máu nguồn lao động” như hiện nay.

Khương Trung (lược ghi)