Phụ nữ Jrai cùng nhau làm giàu

Xã hội - Ngày đăng : 10:02, 06/07/2018

(TN&MT) - Câu lạc bộ phụ nữ dệt thổ cẩm kết hợp phát triển du lịch cộng đồng với sự tham gia của hơn 50 chị em người dân tộc Jrai (xã La Ka, huyện Chư Păh, Gia Lai) là một điểm sáng trong việc lưu giữ nghề dệt truyền thống của người Jrai, mở ra tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng ở địa phương.

Từ ngày xưa, người Jrai đã quan niệm: Phụ nữ không biết dệt vải thì
chưa bắt được chồng. Bởi vậy, ngay từ nhỏ, các gia đình đã truyền dạy cho con gái mình làm chủ khung cửi. Thế nhưng, trong cuộc sống hội nhập hiện nay, đồ thổ cẩm truyền thống đã ngày một mất dần trong đời sinh hoạt của dân làng, nhất là giới trẻ. Nghề dệt truyền thống đang bị mai một và sẽ mất hẳn nếu không được gìn
giữ.

tc2.jpg
Những người phụ nữ Jrai đang thao tác bên khung cửi

Vì lẽ đó, năm 2013, Câu lạc bộ Phụ nữ dệt thổ cẩm kết hợp phát triển du lịch cộng đồng tại xã la Ka (huyện Chư Păh) được thành lập. Ban đầu Câu lạc bộ chỉ có 30 thành viên trong tổng số 900 hội viên
phụ nữ người Jrai tại xã la Ka, đây đều là những người giỏi nghề dệt và tâm huyết với nghề này.

Sau nhiều năm, đến nay, câu lạc bộ đã có 50 thành viên, đủ lứa tuổi và ai cũng yêu thích dệt vải, mong muốn được lưu truyền và phát triển nghề truyền thống của dân tộc mình.

Chị Rơ Chăm KLan (39 tuổi, thành viên câu lạc bộ) cho biết: “Câu lạc bộ được thành lập, mình rất vui vì mình yêu thích dệt vai. Nghề
dệt là giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình và thể hiện được sự khéo léo, tài hoa của chính bản thân mình trong mỗi tấm vải dệt”.

Nhờ niềm đam mê với khung cửi và nghề dệt truyền thống, chị KLan cùng các chị em khác trong câu lạc bộ đã tạo ra hàng trăm
sản phẩm dệt thổ cẩm truyền thống như: Áo, váy, chăn... cung cấp ra thị trường.

Hiện nay, trung bình mỗi năm, số tiền câu lạc bộ thu được từ mặt hàng thổ cẩm đạt khoảng trên 80 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí, câu lạc bộ thu lãi khoảng 4 triệu đồng/năm.

Nhờ tâm huyết với cửi, các chị em đã cố gắng đoàn kết, cùng nhau xây dựng câu lạc bộ phát triển. Trước đây, khi câu lạc bộ mới thành lập còn chưa có nhiều người biết tới thì nay, đơn hàng đặt về mỗi ngày một nhiều. Không chỉ giúp chị em có thêm thu nhập trong những ngày nông nhàn mà quan trọng là có thể khai thác và gìn giữ được nghề thổ cẩm truyền thống của người Jrai.

323232-7482.jpg
Nhờ niềm đam mê với khung cửi và nghề dệt truyền thống, chị KLan cùng các chị em khác trong câu lạc bộ đã tạo ra hàng trăm sản phẩm dệt thổ cẩm truyền thống

“Tấm thổ cẩm của chị em Các thành viên câu lạc bộ dệt ra không chỉ mang nét hiện còn lưu tâm truyền đặc trưng nghề dệt của người bản địa Jrai nơi đây, mà còn in dấu cảm xúc, tư duy thẩm mỹ của mỗi chị em thông qua các mẫu hoa văn, mô-tuýp họa tiết mô phỏng mái nhà rông, cây hoa pơ-lang, chiếc chiêng, chiếc ngà voi...

Từ đường nét, màu sắc, hình khối đều toát lên sự khéo léo, giản dị và mộc mạc, khỏe khoắn như khí chất người Jrai trên đất Tây Nguyên. Đây chính là điều tạo nên bản sắc, sức hấp dẫn cho khách du lích khi đến khám phá vùng đất này”, chị Rơ Chăm HKen - Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã la Ka phân tích.

Các thành viên câu lạc bộ hiện còn lưu tâm truyền nghề cho trẻ em nhỏ trong các làng. Hiện tại, trong làng đã có 10 em nhỏ độ tuổi
dưới 15 tuổi đã biết dệt những mẫu hoa văn cơ bản.

“la Ka là vùng đất giàu bản sắc văn hóa, người Jrai bản địa ở la Ka còn lưu giữ được nhiều nét truyền thống quý báu của dân tộc như: Hệ thống lễ hội, phong tục, tín ngưỡng... để khai thác phát triển loại hình du lịch cộng đồng. Mô hình nghề dệt thổ cẩm ở la Ka có thể trở thành điểm nhấn để phát triển du lịch tại địa phương trong tương lai. Ngoài khơi dậy nghề dệt truyền thống, các cấp Hội sẽ hỗ trợ, kết nối với doanh nghiệp, chính quyền các cấp để tạo thành sản phẩm du lịch đặc trưng cho địa phương trong tương lai”, bà Phạm Thị Thúy - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Chư Pah khẳng định.

Bài và ảnh: Quế Mai