Mở đường đe dọa sâm Ngọc Linh

Xã hội - Ngày đăng : 15:59, 05/06/2017

(TN&MT) - Để xây dựng mở tuyến du lịch sinh thái lên đỉnh Ngọc Linh, UBND tỉnh Quảng Nam đã phê duyệt dự án làm mới một số tuyến đường từ xã, thôn, nóc lên vùng trồng sâm của xã Trà Linh huyện Nam Trà My, trong đó, có tuyến đường từ nóc Măng Lùng sang huyện Đắk Lây (tỉnh Kon Tum).

Việc mở tuyến đường mới từ vùng trồng sâm của xã Trà Linh sang huyện Đắk Lây (tỉnh Kon Tum) không nhận được sự đồng tình của người dân trồng sâm tại thôn 2 (Trà Linh), được thể hiện qua biên bản họp dân ngày 17/5/2007 với sự có mặt của 90% hộ dân trong thôn và đầy đủ lãnh đạo xã Trà Linh. 100% người dân có mặt họp đã biểu quyết không nhất trí làm tuyến đường từ Măng Lùng sang huyện Đắk Lây (Kon Tum).

kt.jpg

Quá trình làm đường, đất đá vùi lấp ruộng của người dân nhưng vẫn chưa được kiểm kê đền bù thiệt hi

Người dân cho rằng, việc mở đường qua Kon Tum là không cần thiết vì đã có tuyến đường Quốc lộ 40B từ Nam Trà My đi Kon Tum. Hơn nữa khi mở đường du lịch sâm qua Kon Tum cũng là vùng trồng sâm, nhưng chất lượng sâm của Kon Tum kém hơn nên khó tránh khỏi việc lợi dụng trà trộn với sâm Ngọc Linh của Quảng Nam, rồi sâm thật sâm giả lẫn lộn, khi di thực sâm rất khó kiểm soát, sẽ ảnh hưởng tới người trồng sâm tại Trà Linh và thương hiệu sâm Ngọc Linh của Quảng Nam, cũng như khó khăn trong công tác bảo tổn giống gen quý giá này. Nếu tuyến đường Măng Lùng - Đắk Lây thông tuyến sẽ làm ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước, không loại trừ khí hậu thay đổi ảnh hưởng trực tiếp tới sự sinh trưởng và công tác bảo tồn nguồn gen của cây sâm Ngọc Linh.

Người dân cũng cho rằng chỉ cần mở đường tới nóc Luông Giang - thôn 2 – Trà Linh là hợp lý nhất, vừa đáp ứng được nhu cầu về giao thông cho người dân vừa thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển vùng trồng sâm như chủ trương của UBND tỉnh Quảng Nam, mà vẫn không ảnh hưởng tới vùng trồng sâm trọng điểm của địa phương là thôn 2 và thôn 3. Để thuận lợi cho khách du lịch vào vườn sâm tham quan, có thể làm đường bê tông 1 m từ nóc Luông Giang đi bộ lên vườn sâm.

Ông Hồ Văn Thể - quyền Chủ tịch UBND xã Trà Linh trăn trở: Đây là chủ trương của Đảng, Nhà nước. Tuy nhiên, việc mở đường du lịch sâm từ Măng Lùng sang Kon Tum chính quyền địa phương cũng đang rất lo lắng, nhất là về vấn đề an ninh trật tự, đặc biệt là nguy cơ sạt lở đất đối với những điểm bản nằm dưới tuyết đường chạy qua, hơn nữa dân cũng không đồng tình.

kt1.jpg

Người dân trông Sâm lo ngại việc mờ đường sang Đắk Lây sẽ làm ảnh hưng ti phát triển của cây sâm Ngọc Linh

Ông Hồ Văn Reo - Thôn 2 (Trà Linh) cho rằng: Trong thời gian vừa qua, người dân thôn 2 gặp rất nhiều khó khăn trong việc phát triển kinh tế do việc giải phóng mặt bằng để làm đường gây ảnh hưởng rất lớn tới người dân thôn 2 làm sạt lở bồi lấp ruộng vườn, nương rẫy, hư hại kênh mương, cơ sở vật chất của người dân nhưng chưa được đền bù. Ông Hồ Văn Dê, người thôn 2 đề nghị cấp có thẩm quyền phải kiểm tra thực tế diện tích ruộng nương bị bồi lấp và gây hư hại hoa màu do quá trình thi công giải phóng mặt bằng làm đường để đền bù thiệt hại cho bà con, để bà con khắc phục ổn định sản xuất. Chúng tôi đã có mặt tại nóc Luông Giang - Thôn 2 - Trà Linh vào ngày 19 và 20/5/2017. Các đơn vị đang tiến hành thi công rầm rộ kể cả khi trời mưa, khiến người dân sống ở dưới nóc Kom Bin không thể sử dụng được nguồn nước do đất và bùn nhão chảy theo nguồn nước suối gây ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sức khỏe của người dân.

Ngoài ra, quá trình thẩm định Kế hoạch bảo vệ môi trường khi thi công làm tuyến đường này cũng cần phải tính toán kỹ đến các yếu tố tự nhiên, khi thay đổi kết cấu địa chất của núi đất, nếu không việc sạt lở đất là rất khó tránh khỏi, vì khí hậu, cũng như địa chất của Trà My không ổn định, động đất vẫn thường xuyên xảy ra.

Người dân trồng sâm tại Trà Linh chủ yếu là đồng bào Xê Đăng, cây sâm Ngọc Linh nhiều năm nay là cây chủ lực để bà con thoát nghèo. Nếu việc làm đường từ Trà Linh sang Đắk Lây làm ảnh hưởng tới người dân trồng sâm như, sâm bị bệnh, không phát triển, không có nguồn thu thì đó là cả vấn đề lớn đối với việc phát triển kinh tế - Xã hội của địa phương; đồng bào Xê Đăng theo tập tục sẽ lại tiếp tục du canh du cư đốt rẫy, phá rừng để canh tác.

Dương Bùi