Cấp bách giảm tốc độ sa mạc hóa đất nông nghiệp

Đất đai - Ngày đăng : 06:04, 14/05/2020

(TN&MT) - Cân bằng các nguồn nước, điều hòa, phân bổ tài nguyên nước nước một cách hợp lý theo không gian, thời gian đặc biệt là quy định các phương án phân bổ nguồn nước trong trường hợp hạn hán, thiếu nước cho các mục đích sử dụng nhất là đảm bảo nguồn nước sinh hoạt cho nhân dân là giải pháp căn bản để chống, giảm sa mạc hóa đất nông nghiệp ở Việt Nam.

Theo thống kê của Tổng cục Lâm nghiệp tính đến năm 2018 nước ta có hơn chín triệu héc ta đất bị sa mạc hóa, chiếm khoảng 28% diện tích đất sản xuất.
Đây là lực cản không nhỏ, ảnh hưởng trực tiếp đời sống của hơn 20 triệu người dân nông thôn chủ yếu sống dựa vào nông nghiệp. Do đó, cần phải tìm giải pháp nhằm hạn chế tốc độ suy thoái của đất đai, tạo sinh kế bền vững cho người dân, bảo đảm an ninh - quốc phòng và phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương.

1(3).jpg

Thực tế, những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nước biển dâng diễn ra với cường độ mạnh và nhanh, dẫn đến nhiều diện tích đất bị thoái hóa, hoang mạc hóa, làm mất đi từng phần hoặc toàn bộ tính năng sản xuất nhất là tại khu vực vực Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL).
Theo báo cáo mới nhất của tỉnh Bến Tre, hiện đang có trên 5.200 ha diện tích lúa bị thiệt hại, khoảng 20.000 ha cây ăn trái, 72.000 ha dừa và hơn 1.000 ha cây giống, hoa kiểng có nguy cơ bị ảnh hưởng. Tại tỉnh Long An, ước tính diện tích lúa bị ảnh hưởng trong mùa khô khoảng 13.500 ha; Sóc Trăng cũng có khoảng 4.000 ha lúa tại thiệt hại do xâm nhập mặn.
Trong khi đó, tại tỉnh Tiền Giang, nước mặn đã làm ảnh hưởng đến tất cả các huyện, thị xã và thành phố trên địa bàn tỉnh; hàng chục nghìn ha cây trồng tại “thủ phủ cây ăn trái” đã và đang thiếu nước trầm trọng.
Không chỉ gây thiệt hại về sản xuất, hạn mặn còn gây ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt của người dân. Cụ thể, hạn mặn gay gắt đã gây ra tình trạng thiếu nước nghiêm trọng ở ĐBSCL. Hiện có tới 96.000 hộ dân không đủ nước sinh hoạt. Tình trạng này đã diễn ra nhiều năm nay và lần sau càng khốc liệt hơn lần trước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân.

2(2).jpg

Thời gian qua, thực hiện, Nghị quyết số 120/NQ-CP của Chính phủ về việc ĐBSCL chủ động thích ứng biến đổi khí hậu, phát triển bền vững, toàn vùng đã gia cố được hơn 580 km bờ bao, đắp 207 đập ngăn lũ; các địa phương cũng chủ động xả lũ lấy nước vào ô bao để lấy phù sa, vệ sinh đồng ruộng, với diện tích trên 141.351 ha. Trong năm 2020, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục bố trí kinh phí 5.157 tỷ đồng để thực hiện 20 dự án phòng, chống hạn mặn ở ĐBSCL.
Trước dự báo khô hạn năm nay sẽ phức tạp hơn năm 2016, từ giữa năm 2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu triển khai các giải pháp cấp bách phòng chống hạn, mặn. Nhờ các công tác dự báo, cảnh báo sớm nên mặc dù đến thời điểm hiện tại, mức độ hạn, xâm nhập mặn đã đạt mức kỷ lục nhưng mức độ thiệt hại đã được giảm thiểu đáng kể, trên 90% diện tích lúa đông xuân ở ĐBSCL đã tránh hạn và né mặn thành công do có chỉ đạo cấy sớm.

Thời gian qua, thực hiện, Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ về chủ động thích ứng biến đổi khí hậu, phát triển bền vững ĐBSCL, toàn vùng đã gia cố được hơn 580 km bờ bao, đắp 207 đập ngăn lũ; các địa phương cũng chủ động xả lũ dẫn nước vào ô bao để lấy phù sa, vệ sinh đồng ruộng, với diện tích trên 141.351 ha. Trong năm 2020, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục bố trí kinh phí 5.157 tỷ đồng để thực hiện 20 dự án phòng, chống hạn mặn ở ĐBSCL.

Trường Giang