Thanh Hóa: “Quản chặt” việc khai thác, chế biến khoáng sản
Khoáng sản - Ngày đăng : 10:47, 20/09/2022
Kế hoạch nêu rõ: Trong thời gian tới phải tăng cường công tác điều tra cơ bản địa chất, khoáng sån båo đảm cung câp đầy đủ thông tin, dữ liệu về địa chất, khoáng sản, làm cơ sở xây dựng các quy hoạch, kê hoạch phát triên kinh tê - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh. Tâp trung đổi mới, nâng cao hiêu lực, hiêu quå chi đạo, điều hành, quản lý chặt chẽ, công khai, minh bach các nguồn tài nguyên khoáng sản; tạo chuyển biến rõ nét về chất lượng, hiêu quả thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sán, gắn với nhu cầu phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, thích ứng vói biến đổi khí hậu, bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững của tỉnh.
Với mục tiêu đến năm 2025 lập bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ1:50.000 đạt 80% diện tích đất liền. Thăm dò, khai thác, chế biến một số khoáng sản đạt trình độ khu vực, tiệm cận trình độ thế giới. Đến năm 2030, lập bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ1:50.000 đạt 85% diện tích đất liền, hoàn thành điều tra, đánh giá khoáng sản năng lượng, kim loại tai các khu vực có triển vọng, hoàn thành điều tra, lâp bản đồ địa chất môi trường các khu vực chứa khoáng sản độc hai, phóng xạ, khoanh định các cấu trúc địa chất sâu thuận lợi để hướng tới ứng dụng công nghệ chôn lấp các- bon và các chất độc hại khác. Đến năm 2045, hoàn thành 100% viêc lâp bản đồ dia chât khoáng sản tỷ lệ 1:50.000, hoàn thành công tác điều tra cơ bản đối với tài nguyên địa chất khác. Cơ bản hoàn thành ngành công nghiệp khai khoáng tiến tiến, hiện đại gắn với mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh.
Để thực hiện tốt những nhiệm vụ trên, Tỉnh ủy Thanh Hóa cũng đã đề ra nhiều nhiệm vụ và giải pháp như: Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chỉ đạo điều hành của chính quyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị đối với tài nguyên địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, các cơ chế, chính sách về lĩnh vực địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng. Nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước về địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng; phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương hoàn thiện các chiến lược, quy hoạch ngành quốc gia về địa chất, khoáng sản như: Chiến lược địa chất, khoáng sản, phát triển công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; quy hoạch thăm dò khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng. Đối với mỏ khoáng sản được phép khai thác phải tiến hành phân loại khoáng sản sử dụng trong từng giai đoạn trên cơ sở cấn đối giữa trữ lượng khoáng sản hiện có với nhu cầu sử dụng, khả năng khai thác hiện có để có phương án, biện pháp khai thác khoáng sản đảm bảo tiết kiện, hiệu quả và bền vững. Đảm bảo cấp phép khai thác khoáng sản thông qua đấu giá, công khai, minh bạch theo quy tắc thị trường, đúng pháp luật, mang lại nguồn thu cao nhất cho ngân sách Nhà nước.
Rà soát các mỏ khoáng sản có vị trí gần các di tích lịch sử, văn hóa, khu dân cư, danh lam thắng cảnh, các công trình giao thông, thủy lợi, đê điều…tiến hành đánh giá kỹ tác động khai thác mỏ đến các công trình, môi trường, cảnh quan và đời sống, sản xuất của người dân, trên cơ sở đó có phương án quản lý, khai thác phù hợp, đối với những mỏ đã cấp phép thì không mở rộng đầu tư khai thác.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động khoáng sản; xử lý nghiêm các vi phạm trong hoạt động quản lý, thăm dò, điều tra, khai thác trong sử dụng khoáng sản và các hoạt động liên quan đến địa chất, khoáng sản, công nghiệp khai khoáng, nhất là các vi phạm: Khai thác, buôn bán, vận chuyển, xuất khẩu khoáng sản trái phép, khai thác ngoài ranh giới cấp phép, vượt công suất; khai thác, chế biến không theo đúng dự án đầu tư, kê khai nghĩa vụ tài chính với cơ quan có thẩm quyền không đầy đủ theo sản lượng khai thác thực tế, lợi dụng đầu, tích trữ, nâng giá gây thiệt hại cho nhà nước và nhân dân.
Cương quyết dừng khai thác, đóng cửa mỏ, phực hồi môi trường đối với những khu vực khai thác không hiệu quả, gây ô nhiễm môi trường theo quy định của pháp luật. Rà soát, kiểm tra đóng cửa mỏ đối với các giấy phép khai thác khoáng sản đã hết hiệu lực theo quy định pháp luật, xử lý nghiêm các trường hợp cố tình chậm trễ thực hiện các thủ tục đóng cửa mỏ, cải tạo phục hồi môi trường.
Huy động, quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho công tác địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng. Khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp đầu tư, đổi mới công nghệ, sử dụng công nghệ tiên tiến hiện đại, thân thiện với môi trường cho công tác điều tra cơ bản tài nguyên địa chất, khoáng sản, thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản. Hoàn thành việc chuyển đổi toàn diện công nghệ, thiết bị các cơ sở khai thác, chế biến đá làm vật liệu xây dựng quy mô nhỏ trên địa bàn tỉnh để đảm bảo an toàn giảm thiểu ô nhiễm môi trường trước năm 2030.
Phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài nguyên và Môi trường trong việc đầu từ dự án khai thác chế biến quặng Cromit Cổ Định, đảm bảo hiệu quả, đúng quy định của pháp luật. Duy trì quy mô, nâng cao hiệu quả của các nhà máy sản xuất xi măng, đảm bảo trở thành một trong những ngành công nghiệp chủ lực, phát triển bền vững. Đồng thời tăng cường đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực địa chất, khoáng sản.