Bình Thuận: Hàm Thuận Nam vượt dự toán thu ngân sách nhờ giao dịch bất động sản tăng tăng mạnh
Bất động sản - Ngày đăng : 14:11, 15/09/2022
Giữ nhịp tăng tốc
Thượng tuần tháng 9, BĐS ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực. Bước đầu kể đến chính sách nới room tín dụng. Việc nới room tín dụng giúp thị trường BĐS ấm trở lại vào các tháng cuối năm khi dòng tín dụng được khai thông, doanh nghiệp giải phóng được lượng hàng tồn kho và có thêm nguồn tiền để trả nợ.
Thị trường cũng được ủng hộ bởi chỉ số kinh tế vỹ mô trong 6 tháng đầu năm với tín hiệu tích cực: GDP đã tăng 7,72%, CPI tăng gần 3%, FDI 8,8%,… Đáng chú ý, giữa biến động mạnh của thị trường do tác động bởi các chính sách kinh tế, Bình Thuận được ghi nhận là khu vực hiếm hoi giữ đà tăng trưởng tốt.
Báo cáo mới đây của CBRE chỉ ra, Bình Thuận đang nắm nhiều chỉ số ấn tượng. Về tỷ lệ tăng giá, giai đoạn 2019 - 2021, khi thị trường BĐS nghỉ dưỡng trầm lắng, mức giá bán tại các thị trường đi ngang, thì Bình Thuận vẫn tăng trưởng mạnh mẽ (khoảng 18%/năm) do được nhà đầu tư chào đón và chủ đầu tư đưa ra các sản phẩm cao cấp hơn. Tương tự, giá phân khúc biệt thự biển ghi nhận tăng đều trong 3 năm liên tiếp, trung bình khoảng 14%/năm.
Bà Dương Thùy Dung - Giám đốc Cấp Cao CBRE Việt Nam cũng đánh giá cao thị trường Bình Thuận, tính đến Quý 2/2022, Bình Thuận dẫn đầu nguồn cung biệt thự nghỉ dưỡng với gần 4.000 căn, lũy kế dự kiến đến năm 2025 nguồn cung khoảng 5.000 căn, cao nhất thị trường. Nguồn cung nhà phố thương mại nghỉ dưỡng hiện tại và dự kiến đến 2025, Bình Thuận tiếp tục đứng thứ 2, chỉ sau Phú Quốc. Việc Bình Thuận liên tục được dự báo dẫn đầu nguồn cung trong 3 năm tới chứng minh đây tiếp tục là điểm đến sôi động trong trung hạn.
Trong đó, Hàm Thuận Nam được ghi nhận là thị trường trọng điểm cho các hoạt động đầu tư, mua bán, chuyển nhượng BĐS. Cuối tháng 8, doanh thu ngân sách của huyện vượt 49,3 %. Nguồn thu thuế TNCN tăng đột biến đạt 396,7% dự toán năm nhờ từ đầu năm đến nay thị trường BĐS giao dịch sôi động.
Nhiều bệ phóng tăng trưởng
Nguyên nhân giúp Bình Thuận duy trì đà tăng trưởng gồm: Hạ tầng giao thông, tốc độ phục hồi du lịch, tiềm năng thiên nhiên sẵn có và các chính sách về quy hoạch. Thống kê trong đợt Lễ 2/9, Bình Thuận là một trong những tỉnh thu hút du khách nhiều nhất. Các cơ sở lưu trú, kinh doanh đạt công suất khai thác 90-95%, riêng ngày cao điểm 2 - 3/9 đạt 100%.
Trong 6 tháng đầu năm, lượng du khách đến Bình Thuận đạt gần 2,4 triệu lượt. Với đà tăng trưởng nhanh, du lịch Bình Thuận hướng đến hoàn thành sớm mục tiêu đạt 4,5 triệu lượt khách trong năm 2022, tạo đà cho việc tổ chức thành công Năm Du lịch Quốc gia 2023.
Vừa qua, đoàn công tác Nhà nước đã kiểm tra thực tế, đôn đốc tiến độ xây dựng Cảng hàng không Phan Thiết. Đến nay, công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng xây dựng sân bay và đài dẫn đường đã cơ bản hoàn thành. Sân bay sẽ là lực đẩy giúp Bình Thuận thu hút du khách nội địa.
Dự án cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết đang trong giai đoạn chạy nước rút để kịp tiến độ hoàn thiện cuối năm nay. Khi đó, thời gian di chuyển từ TP.HCM đến Phan Thiết được rút ngắn xuống chỉ còn tầm khoảng 2 giờ, giảm gần phân nửa thời gian so với đoạn đường quốc lộ hiện hành. Điều này giúp Bình Thuận có cơ hội đón khách du lịch và nhà đầu tư second home (căn nhà thứ 2) từ hơn 13 triệu dân đến từ TP.HCM và các tỉnh Đông Nam Bộ, miền Tây.
Ngoài ra, sân bay Long Thành sẽ đưa vào hoạt động năm 2025… cách khu vực Hàm Thuận Nam gần 1 giờ lái xe, giúp nơi đây trở thành điểm đón đầu du khách quốc tế. Cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết và sân bay Phan Thiết hứa hẹn là nhịp tăng trưởng lần một của thị trường Bình Thuận và sân bay Long Thành sẽ là nhịp tăng trưởng thứ hai cho BĐS Bình Thuận.
Về quy hoạch, Bình Thuận xác định là trung tâm thể bao biển quốc gia, dải mặt tiền biển thuộc khu vực Hàm Thuận Nam được quy hoạch hoàn toàn để phát triển du lịch, thương mại dịch vụ cho thấy quyết tâm nâng tầm thủ đô resort thành điểm đến hàng đầu của Việt Nam, vươn tầm thế giới. Nhờ đó, trong 3 năm trở lại đây, Bình Thuận liên tục đón nhận làn sóng đầu tư mới với sự đổ bộ của nhiều “ông lớn” trong ngành BĐS.
Nổi bật phải kể đến tổ hợp giải trí - thể thao biển Thanh Long Bay được nhà phát triển Tập đoàn Nam Goup đi theo đúng định hướng phát triển của tỉnh. Quy mô lên đến 90 ha với 1.000 tiện ích “all-in-one”, vận hành bởi các thương hiệu hàng đầu quốc tế như: Accor, Wyndham, H2O Sports Hawaii,… phù hợp định hướng chung của Bình Thuận giúp tổ hợp này là một đòn bẩy quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch của tỉnh. Chủ đầu tư gắn liền với thành công của dự án Wyndham Phú Quốc đã hoạt động và được đánh giá cao trên bản đồ du lịch đảo ngọc.
Hiện Thanh Long Bay đang là dự án hưởng lợi nhiều nhất từ các hạng mục hạ tầng trọng điểm của tỉnh Bình Thuận để gia tăng kết nối liên vùng. Thông qua các tuyến đường Quốc lộ 55 hoặc Hàm Kiệm nối trực tiếp với cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết, du khách từ TP.HCM và các tỉnh Đông Nam Bộ có thể di chuyển nhanh và vô cùng thuận tiện để đến với Thanh Long Bay.
Ngoài ra, du khách tại các địa phương này còn có thêm nhiều lựa chọn khác cho lộ trình di chuyển của mình, qua các tuyến đường như Quốc lộ 1A hay tuyến đường quốc gia ven biển DT.719B… để tối ưu thời gian, gia tăng trải nghiệm chuyến đi. Đặc biệt, khi sân bay Phan Thiết và sân bay quốc tế Long Thành đi vào vận hành, Thanh Long Bay sẽ trở thành điểm đến đáp ứng mọi nhu cầu từ giải trí, nghỉ dưỡng đến thể thao biển cho hàng triệu lượt du khách cả nước và du khách quốc tế.