Tập đoàn Tân Hiệp Phát: Tiên phong xây dựng kinh tế tuần hoàn, hướng tới phát triển bền vững

Doanh nghiệp - doanh nhân - Ngày đăng : 22:39, 12/09/2022

Hoạt động hướng tới kinh tế tuần hoàn được định hướng trong chiến lược kinh doanh của Tân Hiệp Phát từ năm 2013. Sau 10 năm áp dụng mô hình 3R (Reduce - Reuse - Recycling) từ 2013 – 2022, Tân Hiệp Phát đã cắt giảm được hơn 70 nghìn tấn nhựa. “Doanh nghiệp đặt mục tiêu cắt giảm hơn 112 nghìn tấn nhựa vào năm 2027 và tiếp tục mở rộng kinh tế tuần hoàn, chung tay cùng các doanh nghiệp tái chế nhựa”

Theo bà Trần Uyên Phương, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát, Tập đoàn đã có chiến lược rõ ràng, nhất quán và kiên định để tạo nên sản phẩm và sự tự hào cho quốc gia, với tầm nhìn trở thành Tập đoàn hàng đầu của châu Á trong lĩnh vực đồ uống và thực phẩm. Nguyện vọng của Tân Hiệp Phát là đóng góp cho sự phồn vinh của xã hội và là niềm tự hào của người Việt Nam bằng cách xây dựng Tập đoàn có thương hiệu quốc gia lớn mạnh tầm cỡ quốc tế.

anh-1-ba-tran-uyen-phuong-pho-tong-giam-doc-tap-doan-tan-hiep-phat-chia-se-tai-hoi-thao..jpg
Bà Trần Uyên Phương, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát chia sẻ tại Hội thảo.

Chính vì vậy, Tân Hiệp Phát đã đầu tư công nghệ tiến tiến hàng đầu thế giới có tính tự động cao để đáp ứng yêu cầu triển khai kinh tế tuần hoàn gồm hiệu quả về kinh tế & tuần hoàn tối đa - dây chuyền sản xuất Nước giải khát công nghệ chiết lạnh Aseptic (GEA Procomac – Đức). Đây là công nghệ không những cho phép giảm thiểu tối đa định lượng chai nhựa, đồng thời công nghệ vô trùng giúp sản phẩm đồ uống có được sự tinh khiết cao nhất mà vẫn giữ được nguyên giá trị dinh dưỡng.

Tập đoàn còn đầu tư chuỗi công nghệ từ Washing - Extruder - Injection Molding để tái chế tuần hoàn nhựa PE, PP sản xuất pallet, thùng chứa rác,...đồng thời triển khai hệ thống quản trị số hóa tự động từ sản xuất tới cung ứng.

anh-2-day-chuyen-san-xuat-khep-kin-hien-dai-cua-tap-doan-tan-hiep-phat..jpg
Dây chuyền sản xuất khép kín, hiện đại của Tập đoàn Tân Hiệp Phát.

Hoạt động hướng tới kinh tế tuần hoàn được định hướng trong chiến lược kinh doanh của Tân Hiệp Phát từ năm 2013. Sau 10 năm áp dụng mô hình 3R (Reduce - Reuse - Recycling) từ 2013 – 2022, Tân Hiệp Phát đã cắt giảm được hơn 70 nghìn tấn nhựa. “Doanh nghiệp đặt mục tiêu cắt giảm hơn 112 nghìn tấn nhựa vào năm 2027 và tiếp tục mở rộng kinh tế tuần hoàn, chung tay cùng các doanh nghiệp tái chế nhựa”, bà Trần Uyên Phương nhấn mạnh.

anh-3-quang-canh-hoi-thao..jpg
Quang cảnh Hội thảo.

Chia sẻ tại Hội thảo “Chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển kinh tế tuần hoàn” tổ chức mới đây tại Hà Nội, bà Trần Uyên Phương, nhấn mạnh: “Tư duy lãnh đạo Tân Hiệp Phát luôn hướng tới lợi ích của người tiêu dùng và sự phát triển bền vững của cộng đồng xã hội; Khích lệ nhân viên vượt qua các giới hạn của bản thân để hoàn thiện và vươn lên cùng chung tay xây dựng doanh nghiệp phát triển bền vững....

Nhìn từ góc độ doanh nghiệp,  những thách thức khi triển khai mô hình tuần hoàn là: Thói quen tiêu dùng, nhận thức về kinh tế tuần hoàn; Khung pháp luật và chính sách chưa hoàn thiện; Liên kết quy hoạch chuỗi giá trị phục vụ cho ngành công nghiệp tái chế phù hợp với quy mô thu gom, đặc thù địa lý và điều kiện kinh tế xã hội từng khu vực để triển khai tái chế hiệu quả về kinh tế. 

Bởi vậy, để triển khai tốt kinh tế tuần hoàn, bà Phương kiến nghị cần đào tạo, truyền thông nâng cao nhận thức mang tầm quốc gia dành cho người dân về phân loại rác tại nguồn; Mở rộng đào tạo hướng dẫn, phổ biến tới doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, các hộ kinh doanh về kinh tế tuần hoàn; Hoàn thiện luật, quy định, chính sách, hướng dẫn; Đưa ra thước đo về thực thi kinh tế tuần hoàn, cơ sở hưởng ưu đãi cho các doanh nghiệp áp dụng kinh tế tuần hoàn; Quy hoạch khu công nghiệp dành cho chuỗi giá trị liên quan tới ngành tái chế phục vụ một khu vực địa lý nhất định…

Quyết Thắng