Bất động sản Hà Nam “đón sóng” đầu tư
Kinh tế - Ngày đăng : 21:00, 12/08/2022
Tăng tốc tạo quỹ đất sạch khu công nghiệp
Hà Nam là tỉnh có lợi thế nằm tại vị trí cửa ngõ phía Nam của Thủ đô Hà Nội, giao thông phát triển với các tuyến đường cao tốc kết nối thuận tiện đến cảng Hải Phòng và các tỉnh trong vùng Đồng bằng sông Hồng.
Xác định công nghiệp là trọng tâm phát triển của tỉnh, những năm gần đây Hà Nam liên tục hoàn thiện thủ tục hồ sơ, đẩy nhanh tiến độ đầu tư cơ sở hạ tầng để tập trung thu hút vào các khu công nghiệp (KCN), tạo các quỹ đất sạch sẵn sàng kêu gọi đầu tư.
Hiện Hà Nam có 8 KCN, diện tích quy hoạch hơn 2.500ha, đã chấp thuận các dự án đầu tư với tổng diện tích trên 2.200ha, đang triển khai thực hiện với diện tích 2.044ha và hơn 1.500ha đang cho thuê.
Giai đoạn 2021 - 2026, dự kiến Hà Nam sẽ tăng thêm 18 KCN với quy mô 4.800 ha, trong đó, khu công nghệ cao với 1.000ha đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bổ sung vào Quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghệ cao đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 của cả nước.
Nhờ những nguồn lực đầu tư công và thu hút FDI vào công nghiệp, Hà Nam nhanh chóng trở thành bến đỗ thu hút nhiều “đại bàng” nước ngoài về làm tổ.
Theo thống kê của Ban quản lý các khu KCN tỉnh Hà Nam, nếu như trong năm 2008, tỉnh Hà Nam chỉ có 17 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) thì nay các KCN tỉnh đã thu hút được gần 500 dự án, trong đó có 341 dự án vốn đầu tư nước ngoài (FDI), với tổng vốn đăng ký gần 4 tỷ 870 triệu USD. Trong số đó, có 285 dự án FDI đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh và 56 dự án đang trong quá trình đầu tư xây dựng.
Trên địa bàn tỉnh Hà Nam hiện có 82 doanh nghiệp Nhật Bản và 108 doanh nghiệp Hàn Quốc đang đầu tư tại đây, trong đó, nhiều doanh nghiệp đang hoạt động đạt hiệu quả kinh tế cao, tạo công ăn việc làm cho hàng trăm nghìn lao động.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các KCN mới, nhu cầu về bất động sản cũng tăng cao để đáp ứng nhu cầu nhà ở cho các chuyên gia nước ngoài và hàng chục ngàn công nhân. Đây vừa là thách thức, vừa là động lực tạo đà cho thị trường bất động sản (BĐS) Hà Nam trở nên sôi động.
Cơ hội cho bất động sản Hà Nam bứt phá
Không chỉ đón nhận trợ lực lớn từ cơ sở hạ tầng, phát triển khu công nghiệp, thị trường bất động sản Hà Nam còn được hưởng lợi bởi 2 đề án xây dựng Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 và Bệnh viện Việt Đức. Đây là 2 trong 5 bệnh viện tuyến Trung ương và tuyến cuối đạt tiêu chuẩn quốc tế, được xây dựng để giảm tải cho 2 bệnh viện tại Hà Nội.
Bên cạnh đó, với mục tiêu trở thành Thành phố trực thuộc trung ương vào năm 2035, tỉnh Hà Nam cũng ưu tiên đầu tư kết cấu hạ tầng, mở rộng không gian đô thị. Dự kiến đến năm 2025, tổng số dân ở Hà Nam là 971.600 người, trong đó dân đô thị khoảng 461.200 người, tỷ lệ đô thị hóa 47,5%.
Những cú huých từ hạ tầng, công nghiệp, phát triển đô thị sẽ là yếu tố “kích cầu” bất động sản Hà Nam, khi nhu cầu về nhà ở, nhà cho thuê, các khu chợ, trung tâm thương mại - dịch vụ, giải trí… tại khu vực này ngày một gia tăng.
Có thể thấy, thị trường BĐS Hà Nam đang đứng trước cơ hội phát triển vô cùng lớn. Đó cũng là lý do thời gian qua địa phương này liên tục ghi nhận sự góp mặt của các “ông lớn” BĐS như: Vingroup, TNR Holdings, Tiến Lộc Group, Ceo Group, Kosy Group….
Hàng loạt các dự án khu đô thị đã và sắp ra mắt không chỉ góp phần thay đổi diện mạo Hà Nam mà còn tạo ra lực đẩy lớn, đưa thị trường nơi đây trở thành “điểm sáng” của các nhà đầu tư BĐS. Trong đó phải kể đến dự án Kosy Lita Ha Nam với quy hoạch đô thị mở khác biệt, vị trí đắt giá nằm trên quốc lộ 38, không gian kết nối đa chiều, hứa hẹn sẽ tạo nên một làn sóng đầu tư mạnh mẽ khu vực phía Nam Thủ đô.