URC Việt Nam hạn chế rác thải chôn lấp bằng mô hình Zero Landfill

Kinh tế - Ngày đăng : 13:15, 02/08/2022

Định vị là một doanh nghiệp theo đuổi mô hình phát triển bền vững vì cộng đồng, Công ty TNHH URC Việt Nam (URC Việt Nam) luôn có những hành động thiết thực góp phần cải thiện môi trường sống, đặc biệt, ứng dụng Zero Landfill vào quy trình sản xuất chính là mô hình Công ty đang theo đuổi.

Hiện nay, cả nước có khoảng 1.322 cơ sở xử lý chất thải, gồm 381 lò đốt, 37 dây chuyền chế biến compost, 904 bãi chôn lấp (trong đó có nhiều bãi chôn lấp không hợp vệ sinh); và khoảng 71% khối lượng rác thải đang xử lý bằng phương pháp chôn lấp [HLTX1]. Với lượng chất thải chưa được xử lý tối ưu, thì môi trường và cộng đồng sẽ chịu ảnh hưởng lớn nhất: từ ô nhiễm không khí, biến đổi khí hậu, tác động đa dạng sinh học, ảnh hưởng đến độ phì nhiêu của đất, hay thậm chí ảnh hưởng đến thị giác và sức khỏe con người. Vì vậy, xử lý rác thải đúng quy định là ưu tiên hàng đầu trong hành trình phát triển xanh.

anh(2).jpg
Các Nhà máy của URC Việt Nam đang được ứng dụng mô hình Zero Landfill

Tự hào là tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực thực phẩm và đồ uống, URC Việt Nam luôn hướng đến một nền kinh tế tuần hoàn vì một môi trường xanh - sạch hơn, trong đó sản phẩm được người tiêu dùng tin tưởng là nhãn hiệu Trà Xanh C2 ủ từ lá trà 100% tự nhiên và bánh quy Cream O. Đáng nói, URC Việt Nam hiểu rõ những trách nhiệm và nghĩa vụ đối với xã hội trong việc không ngừng nỗ lực cải thiện chất lượng cuộc sống và bảo vệ môi trường.

Không nằm ngoài mục tiêu phát triển đã và đang hướng đến, URC Việt Nam đang theo đuổi mô hình Zero Landfill nhằm hạn chế tối đa lượng rác thải chôn lấp. Zero Landfill được biết đến là một trong những mô hình thông dụng và không kém phần quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh và ngành công nghiệp tái chế.

Với sứ mệnh đồng hành cùng cộng đồng vì một Việt Nam phát triển bền vững, URC Việt Nam tiến hành thực hiện mô hình Zero Landfill bằng cách ký kết với các nhà thầu có chức năng xử lý để thu gom nhằm quản lý chặt chẽ quy trình sản xuất chất thải công nghiệp. Sau 4 năm xây dựng và phát triển mô hình Zero Landfill, Công ty đã có những thành công nhất định trong hành trình phát triển bền vững.

a1-1-.jpg
Gạch lót vỉa hè được làm từ thành phần tro, xỉ

Đối với rác thải sinh hoạt, URC Việt Nam sẽ phân loại thành 3 nhóm: không thể tái sử dụng, có thể tái sử dụng, và rác thải hữu cơ. Đối với rác thải không thể tái sử dụng, URC Việt Nam sẽ xử lý toàn bộ thành tro xỉ và biến những rác thải này thành vật liệu xây dựng, gạch lót vỉa hè,... Bên cạnh đó, các rác thải hữu cơ như bã trà, bã cà phê sẽ được tận dụng 100% làm nguyên liệu đốt lò hơi hoặc tái chế làm phân bón hữu cơ. Nhờ vậy, các sản phẩm tái chế ra đời và được tái sử dụng vì nhu cầu cộng đồng.

a2(1).jpg
Đại diện  URC Việt Nam tham dự Diễn đàn Nhà quản lý - Nhà báo - doanh nghiệp với tài nguyên và môi trường lần thứ VI -2022.

Được biết, mô hình này tại Việt Nam chưa được biết đến và ứng dụng rộng rãi. Tuy nhiên trên thực tế, hiệu quả do việc vận hành tốt mô hình này mang lại không chỉ nằm trong phạm vi một doanh nghiệp, tổ chức hay một lĩnh vực riêng biệt nào, mà là toàn xã hội. Đây là một mô hình khép kín bao gồm việc hoạch định, tổ chức và quản lý nhiều hoạt động có liên quan đến việc tái sử dụng/tái chế một phần hoặc toàn bộ các sản phẩm đầu ra/nguyên vật liệu đầu vào sao cho lượng chất thải ra “bãi rác” là nhỏ nhất.

Với những nỗ lực của mình, URC Việt Nam mong muốn đưa lượng rác thải chôn lấp từ các nhà máy về 0 vào năm 2030[HLTX2] . Đây cũng được xem là hành trình URC Việt Nam đồng hành cùng cộng đồng và Chính phủ thực hiện cam kết đưa phác thải ròng bằng 0 vào năm 2050 của Việt Nam tại COP26.

Thy Thu