Nắng nóng sớm bất thường ở châu Âu: Mối đe dọa với môi trường
Thế giới - Ngày đăng : 05:55, 28/06/2022
Theo Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), đợt nắng nóng gay gắt đã đến từ Bắc Phi. WMO giải thích rằng một hệ thống áp suất thấp Đại Tây Dương giữa Azores và Madeira của Bồ Đào Nha làm gia tăng tình trạng nắng nóng và tình trạng này tiến dần về phía Tây Âu.
Nhiệt độ trung bình cao hơn 10 độ C
Mặc dù chỉ là giữa tháng 6, nhưng tại một số vùng của Tây Ban Nha và Pháp, nhiệt độ trung bình cao hơn 100C so với mức trung bình của thời điểm này trong năm.
Tại Pháp, mức nhiệt tăng đột biến sau tháng 5 nóng nhất và khô nhất của đất nước. Cơ quan thời tiết quốc gia này cho biết, đây là đợt nắng nóng sớm nhất kể từ năm 1947. Tương tự, Bồ Đào Nha cũng ghi nhận tháng 5 nóng nhất kể từ năm 1931.
Trong khi đó, Tây Ban Nha ghi nhận nhiệt độ lên tới 400C tại các vùng nội địa của đất nước vào những ngày liên tiếp trong tuần này và nóng hơn ở tỉnh Toledo trong những ngày gần đây. Đáng lo ngại hơn, WMO cho biết, Tây Ban Nha cũng đang phải hứng chịu một đám mây bụi ở Sahara, gây ra căng thẳng về sức khỏe và môi trường.
Tại Thụy Sĩ, nơi nhiệt độ tối đa cao hơn 300C, cơ quan thời tiết Quốc gia này đã đưa ra kết quả cho thấy sự chênh lệch nhiệt độ giữa các thị trấn và vùng nông thôn lên tới 60C.
Hạn hán đáng lo ngại
Bên cạnh nắng nóng gay gắt, cảnh báo hạn hán cũng là mối lo ngại lớn ở phần lớn Tây Âu, vì không có lượng mưa đáng kể nào được dự báo ở châu Âu trong những ngày tới, ngoài những cơn giông bão riêng lẻ.
WMO cho biết, các khu vực rộng lớn từ Đông Nam Trung Âu đến Tây Bắc Biển Đen cũng đang bị hạn hán và tại Mỹ, phần lớn miền Tây của đất nước đang phải đối mặt với năm hạn hán thứ hai hoặc thứ ba liên tiếp, với lo ngại về nước vào mùa hè ngày càng gia tăng.
Hai hồ chứa lớn nhất của Mỹ, Hồ Mead và Hồ Powell ở Arizona, hiện đang có mực nước thấp nhất. Theo Cơ quan Giám sát Hạn hán của Mỹ, cả hai hồ đều chỉ có mực nước dưới 30% dung tích.