Luật Dầu khí (sửa đổi): Cần tạo “bệ đỡ” cho ngành dầu khí phát triển

Kinh tế - Ngày đăng : 11:04, 09/06/2022

Khẳng định việc xây dựng và ban hành Luật Dầu khí (sửa đổi) là vô cùng cần thiết, ông Nguyễn Mạnh Hùng - Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, một trong những mục tiêu của sửa đổi Luật Dầu khí lần này là nhằm tăng cường thu hút đầu tư, để có những dự án đầu tư mới trong lĩnh vực dầu khí cũng như nâng cao hiệu quả của các hoạt động dầu khí đã và đang triển khai.
1111.jpg

Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội

Ông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, Luật Dầu khí được ban hành ngày 19/7/1993, và đã được sửa đổi bổ sung một số điều trong các năm 2000 (Luật số 19/2000/QH11); 2008 (Luật số 10/2008/QH12), 2018 (Luật số 35/2018QH14). Trong quá trình phát triển, trong bối cảnh quốc tế và trong nước đã có nhiều thay đổi, tác động lớn đến sự phát triển của ngành dầu khí Việt Nam. Chính vì vậy, việc xây dựng Luật Dầu khí (sửa đổi) cho phù hợp với bối cảnh mới để loại bỏ các bất cập, vướng mắc phát sinh, nhằm hoàn thiện khung pháp lý về dầu khí, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống luật pháp trong các hoạt động dầu khí, phù hợp với các cam kết quốc tế và thông lệ công nghiệp dầu khí quốc tế.

“Trên thực tế, đã đến lúc cần có hành lang pháp lý mới để tạo cơ chế chính sách mang đặc thù dầu khí, từ đó có cơ chế xử lý các vấn đề rủi ro, đặc biệt trong hoạt động tìm kiếm thăm dò...” -  ông Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, thực tế, Việt Nam đang đứng trước một thực tế là số lượng hợp đồng dầu khí mới được ký kết gần đây giảm mạnh. Giai đoạn 2009-2014 khoảng 35 hợp đồng được ký, nhưng từ 2015-2019 mỗi năm chỉ có 1 hợp đồng và trong năm 2020, 2021 không có hợp đồng nào được ký. Điều đó cho thấy môi trường đầu tư với dầu khí là rất xấu ở thời diểm hiện tại, thể hiện rất rõ ở những hợp đồng dầu khí được kí kết trong khoảng thời gian vừa qua.

Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, nguyên nhân chính để dẫn đến tình trạng trên là do trự lượng dầu khí của Việt Nam hiện nay là đang đi xuống, muốn khai thác cũng khó, trữ lượng các mỏ suy giảm, đặc biệt là các mỏ dầu; tiềm năng dầu khí của chúng ta chỉ có vậy, cho nên cần phải nhận diện đó để có những quyết sách phù hợp, hiệu quả. Nguyên nhân thứ 2 là chúng ta cần phải có thay đổi về chính sách, phải có sự sửa đổi ở Luật Dầu khí hiện tại để tạo ra một môi trường thông thoáng, hấp dẫn, phù hợp với các hệ thống pháp luật, phù hợp với thông lệ quốc tế nhằm tạo ra một môi trường hấp dẫn nhất có thể để có thêm các công ty đầu tư, nhà đầu tư quốc tế quay lại đối với các tiềm năng dầu khí Việt Nam; cần tạo sức hút cho các nhà đầu tư quay trở lại cần phải điều chỉnh các hợp đồng dầu khí, về mức ưu đãi đầu tư, ưu đãi thuế,… “Bởi vậy, việc bổ sung các chính sách ưu đãi đầu tư phù hợp với bối cảnh hiện nay, tạo ra lợi thế cạnh tranh cho lĩnh vực hoạt động dầu khí của Việt Nam so với các nước khác trong khu vực là hết sức cần thiết, nhất là những ưu đãi tốt hơn về các quy định, chính sách" - ông Nguyễn Mạnh Hùng nhận định.

2222.jpg
Cần đổi mới khung pháp lý để thu hút đầu tư trong hoạt động dầu khí

Ông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, các nhà đầu tư đều mong muốn làm sao, làm thế nào để chỉ một Luật Dầu khí và áp dụng tất cả các điều khoản là người ta có thể triển khai được một hợp đồng dầu khí tại Việt Nam mà không phải viễn dẫn các luật khác. Theo ông Hùng, ở trong Dự thảo Luật Dầu khí sửa đổi vẫn còn có nhiều chương, điều liên quan đến các bộ luật, luật như Luật Xây dựng, Luật Đầu tư, Luật Khoáng sản,... và các văn bản pháp luật liên quan khác. Do đó, cần làm thế nào phải tối ưu hoá các luật khác mà cố gắng tất cả các hoạt động dầu khí được điều chỉnh tại Luật Dầu khí.

Một vấn đề đặc biệt nữa theo ông Nguyễn Mạnh Hùng là cần phải cải thiện môi trường đầu tư hấp dẫn hơn. Có thể coi như một khung cơ chế để thu hút đầu tư. Trong đó, một trong những mục tiêu và nội dung sửa đổi của Luật Dầu khí lần này là nhằm đơn giản hóa các thủ tục hành chính, làm cho dự án, hoạt động dầu khí được triển khai một cách có hiệu quả hơn, ít tốn kém hơn về chi phí hành chính, chi phí thời gian. Đây cũng là một trong những cơ chế ưu đãi, thông qua đó làm cho hoạt động dầu khí trong nước hấp dẫn hơn. Nếu có một môi trường kinh doanh trong lĩnh vực dầu khí hấp dẫn, hiệu quả, giảm chi phí hơn cho nhà đầu tư thì đó cũng là một cơ chế thu hút đầu tư.

Đặc biệt, làm sao giảm bớt các quá trình liên quan đến các thủ tục hành chính và tận dụng được các cơ hội liên quan đến khai thác các mỏ dầu khí cho tốt hơn. Lên chăng cần phải có sự phân cấp, phân quyền nhiều hơn cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam vì họ chính là người chịu trách nhiệm trực tiếp trong nhiệm vụ triển khai sản xuất kinh doanh. Về mặt quản lý Nhà nước, cần đổi mới cách tiếp cận, đổi mới cách thức quản lý theo hướng phân cấp hợp lý, phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, nhất là đối với vị trí, vai trò của Petrovietnam khi là nhà đầu tư và khi thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền của Chính phủ.

Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, Dự thảo Luật Dầu khí sửa đổi cần hướng đến huy động đầu tư, khai thác hiệu quả tài nguyên phục vụ lợi ích quốc gia, giải quyết vấn đề cốt lõi đặc thù theo thông lệ quốc tế; đưa ra quy định cụ thể địa vị pháp lý của Petrovietnam. Với Luật Dầu khí sửa đổi sắp tới, Petrovietnam sẽ được trao quyền tự chủ để có thể trở nên năng động hơn, hoạt động hiệu quả hơn, đóng góp tích cực hơn cho sự phát triển của đất nước.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, Luật Dầu khí được ban hành ngày 19/7/1993, và đã được sửa đổi bổ sung một số điều trong các năm 2000 (Luật số 19/2000/QH11); 2008 (Luật số 10/2008/QH12), 2018 (Luật số 35/2018QH14). Trong quá trình phát triển, trong bối cảnh quốc tế và trong nước đã có nhiều thay đổi, tác động lớn đến sự phát triển của ngành dầu khí Việt Nam. Chính vì vậy, việc xây dựng Luật Dầu khí (sửa đổi) cho phù hợp với bối cảnh mới để loại bỏ các bất cập, vướng mắc phát sinh, nhằm hoàn thiện khung pháp lý về dầu khí, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống luật pháp trong các hoạt động dầu khí, phù hợp với các cam kết quốc tế và thông lệ công nghiệp dầu khí quốc tế.

“Trên thực tế, đã đến lúc cần có hành lang pháp lý mới để tạo cơ chế chính sách mang đặc thù dầu khí, từ đó có cơ chế xử lý các vấn đề rủi ro, đặc biệt trong hoạt động tìm kiếm thăm dò...”, ông Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, Việt Nam đang đứng trước một thực tế là số lượng hợp đồng dầu khí mới được ký kết gần đây giảm mạnh. Giai đoạn 2009-2014 khoảng 35 hợp đồng được ký, nhưng từ 2015-2019 mỗi năm chỉ có 1 hợp đồng và trong năm 2020, 2021 không có hợp đồng nào được ký. Điều đó cho thấy môi trường đầu tư với dầu khí là rất xấu ở thời diểm hiện tại, thể hiện rất rõ ở những hợp đồng dầu khí được kí kết trong khoảng thời gian vừa qua.

Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, nguyên nhân chính để dẫn đến tình trạng trên là do trự lượng dầu khí của Việt Nam hiện nay là đang đi xuống, muốn khai thác cũng khó, trữ lượng các mỏ suy giảm, đặc biệt là các mỏ dầu; tiềm năng dầu khí của chúng ta chỉ có vậy, cho nên cần phải nhận diện đó để có những quyết sách phù hợp, hiệu quả. Nguyên nhân thứ 2 là chúng ta cần phải có thay đổi về chính sách, phải có sự sửa đổi ở Luật Dầu khí hiện tại để tạo ra một môi trường thông thoáng, hấp dẫn, phù hợp với các hệ thống pháp luật, phù hợp với thông lệ quốc tế nhằm tạo ra một môi trường hấp dẫn nhất có thể để có thêm các công ty đầu tư, nhà đầu tư quốc tế quay lại đối với các tiềm năng dầu khí Việt Nam; cần tạo sức hút cho các nhà đầu tư quay trở lại cần phải điều chỉnh các hợp đồng dầu khí, về mức ưu đãi đầu tư, ưu đãi thuế,… “Bởi vậy, việc bổ sung các chính sách ưu đãi đầu tư phù hợp với bối cảnh hiện nay, tạo ra lợi thế cạnh tranh cho lĩnh vực hoạt động dầu khí của Việt Nam so với các nước khác trong khu vực là hết sức cần thiết, nhất là những ưu đãi tốt hơn về các quy định, chính sách" - ông Nguyễn Mạnh Hùng nhận định.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, các nhà đầu tư đều mong muốn làm sao, làm thế nào để chỉ một Luật Dầu khí và áp dụng tất cả các điều khoản là người ta có thể triển khai được một hợp đồng dầu khí tại Việt Nam mà không phải viễn dẫn các luật khác. Theo ông Hùng, ở trong Dự thảo Luật Dầu khí sửa đổi vẫn còn có nhiều chương, điều liên quan đến các bộ luật, luật như Luật Xây dựng, Luật Đầu tư, Luật Khoáng sản,... và các văn bản pháp luật liên quan khác. Do đó, cần làm thế nào phải tối ưu hoá các luật khác mà cố gắng tất cả các hoạt động dầu khí được điều chỉnh tại Luật Dầu khí.

Một vấn đề đặc biệt nữa theo ông Nguyễn Mạnh Hùng là cần phải cải thiện môi trường đầu tư hấp dẫn hơn. Có thể coi như một khung cơ chế để thu hút đầu tư. Trong đó, một trong những mục tiêu và nội dung sửa đổi của Luật Dầu khí lần này là nhằm đơn giản hóa các thủ tục hành chính, làm cho dự án, hoạt động dầu khí được triển khai một cách có hiệu quả hơn, ít tốn kém hơn về chi phí hành chính, chi phí thời gian. Đây cũng là một trong những cơ chế ưu đãi, thông qua đó làm cho hoạt động dầu khí trong nước hấp dẫn hơn. Nếu có một môi trường kinh doanh trong lĩnh vực dầu khí hấp dẫn, hiệu quả, giảm chi phí hơn cho nhà đầu tư thì đó cũng là một cơ chế thu hút đầu tư.

Đặc biệt, làm sao giảm bớt các quá trình liên quan đến các thủ tục hành chính và tận dụng được các cơ hội liên quan đến khai thác các mỏ dầu khí cho tốt hơn. Lên chăng cần phải có sự phân cấp, phân quyền nhiều hơn cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam vì họ chính là người chịu trách nhiệm trực tiếp trong nhiệm vụ triển khai sản xuất kinh doanh. Về mặt quản lý Nhà nước, cần đổi mới cách tiếp cận, đổi mới cách thức quản lý theo hướng phân cấp hợp lý, phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, nhất là đối với vị trí, vai trò của Petrovietnam khi là nhà đầu tư và khi thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền của Chính phủ.

Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, Dự thảo Luật Dầu khí sửa đổi cần hướng đến huy động đầu tư, khai thác hiệu quả tài nguyên phục vụ lợi ích quốc gia, giải quyết vấn đề cốt lõi đặc thù theo thông lệ quốc tế; đưa ra quy định cụ thể địa vị pháp lý của Petrovietnam. Với Luật Dầu khí sửa đổi sắp tới, Petrovietnam sẽ được trao quyền tự chủ để có thể trở nên năng động hơn, hoạt động hiệu quả hơn, đóng góp tích cực hơn cho sự phát triển của đất nước.

PV