Xã An Thượng – Hoài Đức (Hà Nội): Tràn lan vi phạm trên đất nông nghiệp

Bạn đọc - Pháp luật - Ngày đăng : 16:16, 28/05/2022

(TN&MT) - Hàng nghìn mét vuông đất nông nghiệp đã và đang bị xâm hại để xây dựng nhà ở, xưởng sản xuất, bến bãi trái phép vi phạm nghiêm trọng Luật Đất đai, Luật bảo vệ Môi trường... Tình trạng này diễn ra trong suốt thời gian dài, ngang nhiên, nhưng không được chính quyền huyện Hoài Đức xử lý dứt điểm, khiến người dân bất bình.

Phản ánh đến báo Tài Nguyên và Môi trường, người dân thôn An Hạ, xã An Thượng cho biết: Dọc tuyến đương D72, thôn An Hạ nhiều năm nay đang bị “biến tướng” nghiêm trọng. Từ một khu đất nông nghiệp đến nay, khu đất này đang bị hô biến thành nhiều nhà xưởng sản xuất với ngành nghề khác nhau, bến bãi hoạt động công khai nhiều năm nay. Những nhà xưởng này đều không có thủ tục pháp lý về môi trường và không được đầu tư hệ thống xử lý môi trường, nước thải, gây bụi bặm, ô nhiễm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.

Theo ghi nhận của PV Báo Tài nguyên và Môi trường, dọc tuyến đường D72 vào UBND xã An Thượng, có hàng chục nhà xưởng, cơ sở sản xuất gỗ, bãi cọc bê tông, bãi than, xưởng sản xuất than gỗ những nhà xưởng cho thuê làm cơ sở sản xuất này còn bức tử môi trường bằng cách xả xuống những nước thải, hóa chất độc hại, chưa qua xử lý trực tiếp ra môi trường xung quanh. Những làn khói đen, trắng bay mù mịt từ những xưởng sản xuất được xả thẳng vào bầu không khí. Khi phóng viên đi qua tuyến đường đã phải ngửi mùi khét do lượng khí đốt quá nhiều, gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường.

Chưa kể đến việc, những cơ sở sản xuất, kinh doanh đa dạng mọi ngành nghề không chỉ riêng làm gỗ, bao gồm cơ khí, ép uốn ván, máy móc hoạt động hết công suất. Những xe tải chở gỗ, các vật liệu, dụng cụ… cũng đi lại thường xuyên trên tuyến đường này tiềm ẩn nhiều rủi ro về an toàn giao thông, cháy nổ ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của người dân xung quanh.

Đề nghị UBND huyện Hoài Đức chỉ đạo UBND xã An Thượng vào cuộc tiến hành kiểm tra, xử lý dứt điểm những vi phạm để người dân ổn định cuộc sống.

Sau đây là những hình ảnh PV Báo Tài nguyên và Môi trường ghi nhận được:

282161375_1345990199258606_4586733385924160804_n.jpg
Hàng nghìn m2 nhà xưởng được xây dựng để cho thuê
281347541_758745215146792_2593409614895881417_n.jpg
280664198_1045876416361645_116711776561412039_n.jpg
Xưởng gỗ gây ô nhiễm môi trường, tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ cao
280736873_545029113783893_8256790471654935717_n.jpg
Bãi than mọc sát  chân đê 
280997556_1062579824692423_8581406039468858119_n.jpg
280913015_4986407431454723_6265861978973225176_n.jpg
Các  bãi  cọc bê tông được chất thành đống, xã thải trực tiếp ra môi trường
280756273_1065797880682780_198610014687021394_n.jpg
Cơ sở sản xuất than củi liên tục đốt làm cả khu vực trở nên u ám
281676631_478271840715972_1992569966787407427_n.jpg
Các loại chất thải cũng được tập trung để san lấp mặt bằng
283625071_1033926687542932_574962474569980533_n.jpg
Xưởng Gỗ nằm trên hành lang bảo vệ đê điều

Quán Dũng