Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4: 3 năm một chặng đường phát triển
Doanh nghiệp - doanh nhân - Ngày đăng : 10:57, 05/04/2022
Trong hơn 3 năm chính thức đi vào vận hành (từ 01/01/2019 ) thì 2 năm bị ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nhưng với sự nỗ lực hết mình khắc phục mọi khó khăn và quyết tâm cao của tập thể CBCNV, Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 đã hoàn thành xuất sắc mục tiêu kép “vừa phòng chống dịch hiệu quả vừa giữ vững sản xuất an toàn, liên tục”. Xung quanh vấn đề này, phóng viên có cuộc trao đổi với ông Vũ Thanh Hải - Giám đốc Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 - Chi nhánh Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
PV: Thưa ông, xin ông cho biết những kết quả nổi bật của Nhà máy sau hơn 3 năm chính thức đi vào vận hành?
Ông Vũ Thanh Hải: Sau hơn 3 năm chính thức đi vào vận hành (từ 01/01/2019 đến nay), mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, thử thách do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 diễn biến hết sức phức tạp và khó lường, tác động tới mọi mặt kinh tế xã hội của đất nước, trong đó có Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4. Tuy nhiên với sự nỗ lực hết mình khắc phục mọi khó khăn và quyết tâm cao độ của tập thể CBCNV, Nhà máy đã thực hiện thành công mục tiêu kép “vừa phòng chống dịch hiệu quả vừa giữ vững sản xuất an toàn, liên tục”.
Năm 2021, trong điều kiện dịch Covid 19 diễn biễn phức tạp, Nhà máy vẫn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, mục tiêu đề ra. Tổng sản lượng điện sản xuất ước đạt 7.416,9 triệu kWh, bằng 100,64% so với kế hoạch.
Các chỉ tiêu kỹ thuật trong các năm 2019, 2020 và 2021 đều đạt vượt mức kế hoạch Tập đoàn giao, kết quả năm sau về cơ bản đạt tốt hơn năm trước, cụ thể như sau:
Kết quả trên là minh chứng cho sự nỗ lực và sự quyết tâm đáng ghi nhận của tập thể CBCNV Nhà máy và điều này đã được Ban KTSX của Tập đoàn đánh giá cao.
Bên cạnh đó, Nhà máy cũng đã thể hiện sự tiến bộ đáng ghi nhận qua từng năm trong mọi mặt công tác để từng bước xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 phát triển bền vững, xứng đáng là Đơn vị tiêu biểu trong toàn Tập đoàn. Cụ thể như Nhà máy đảm bảo duy trì sản xuất điện an toàn, liên tục, đáp ứng sản lượng điện cho hệ thống điện, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia; Chủ động thực hiện mua sắm, đáp ứng kịp thời nhu cầu nguyên vật liệu, vật tư phục vụ sản xuất điện và sửa chữa thường xuyên của Nhà máy; Thực hiện tốt công tác sửa chữa sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên và khắc phục sự cố phát sinh...
Nhà máy cũng là đơn vị điển hình trong thực hiện tốt các công tác tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, công tác Y tế, Phòng chống dịch Covid-19, công tác tiền lương, chế độ chính sách cho NLĐ, công tác hành chính - quản trị, công tác truyền thông, an sinh xã hội và quan hệ cộng đồng theo kế hoạch đề ra. Công tác an ninh trật tự, dân quân tự vệ luôn được chú trọng, không xảy ra bất kỳ sự cố mất an ninh nào trong khu vực Nhà máy. Đặc biệt Nhà máy là một trong những đơn vị tiêu biểu của Tập đoàn đảm bảo môi trường xanh - sạch - đẹp, duy trì các chỉ số phát thải đều thấp hơn nhiều so với các chỉ tiêu cho phép.
PV: Nhằm đảm bảo yêu cầu sản xuất phải đảm bảo an toàn môi trường, EVN đã ban hành Đề án tiêu thụ tro xỉ số 1353/QĐ-EVN ngày 15/9/2020, vậy Nhà máy đã triển khai thực hiện Đề án này như thế nào, thưa ông?
Ông Vũ Thanh Hải: Kể từ khi Tập đoàn ban hành Đề án Nhà máy đã triển khai các giải pháp đó là tiến hành đấu thầu tiêu thụ, xử lý tro xỉ theo hình thức Nhà máy hỗ trợ Nhà thầu chi phí để xử lý tro xỉ.
Phối hợp với Tập đoàn Trung Nam làm việc với UBND tỉnh Ninh Thuận chấp thuận sử dụng tro xỉ làm vật liệu san lấp, đường giao thông nội bộ Dự án Cảng Cà Ná Giai đoạn 1 (Bộ Tài Nguyên và Môi trường đã chấp thuận); Phối hợp với Tập đoàn Trung Nam để sử dụng tro xỉ làm vật liệu san lấp, đường giao thông nội bộ Dự án Cảng Cà Ná Giai đoạn 2, Dự án khu công nghiệp Cà Ná; Phối hợp, cùng với Công ty Nhiệt điện Vĩnh Tân làm việc với địa phương, các chủ đầu tư để sử dụng tro xỉ làm nền đường giao thông, san lấp tại tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận.
PV: Trong thời gian tới, Nhà máy sẽ có những giải pháp đồng bộ như thế nào để đảm bảo yêu cầu sản xuất gắn với bảo bệ môi trường, an sinh xã hội thưa ông?
Ông Vũ Thanh Hải: Trong thời gian qua, Nhà máy không chỉ chú trọng vào sản xuất lãnh đạo mà còn xem việc bảo vệ môi trường, xanh hóa Nhà máy là chiến lược kinh doanh. Do đó, ngay từ khi xây dựng Nhà máy đã được trang bị hệ thống xử lý phát thải hiện đại, đồng bộ, thân thiện môi. Đây là dự án áp dụng công nghệ tiên tiến nhất hiện nay, sử dụng thiết bị của các nước công nghiệp phát triển như: Nhật Bản, Hàn Quốc, G7,...
Thực hiện chỉ đạo của tỉnh và Bộ Tài nguyên Môi trường, Nhà máy đã lắp đặt hệ thống quan trắc khí thải, nước thải tự động, liên tục trước khi thải ra môi trường và truyền dữ liệu trực tiếp 24/24h về Sở TN&MT tỉnh Bình Thuận để giám sát.
Các số liệu được cập nhật từ hệ thống quan trắc tự động tất cả các khu vực sản xuất tại Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 như: Nồng độ bụi, lưu lượng khí thải, SO2, NOx, O2, nhiệt độ khí thải; Thông số về nước thải công nghiệp và nước làm mát như độ pH, hàm lượng Clo, TSS, COD, NH3, nhiệt độ và lưu lượng nước...luôn đảm bảo tốt hơn so với quy chuẩn cho phép và được công khai trên màn hình điện tử.
Trong thời gian tới đây, Nhà máy sẽ tiếp tục triển khai thực hiện các giải pháp đồng bộ để đảm bảo yêu cầu sản xuất gắn với bảo vệ môi trường và an sinh xã hội, cụ thể như sau: Duy trì hoạt động tốt hệ thống xử lý khói thải và nước thải; Đảm bảo vật tư, thiết bị cung cấp kịp thời phục vụ công tác sửa chữa và khắc phục các hư hỏng khiếm khuyết của hệ thống đảm bảo cho hệ thống hoạt động liên tục, hiệu quả; Triển khai cải tạo, nâng cấp, hoàn thiện hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục NMNĐ Vĩnh Tân 4&4MR (4 trạm còn lại) theo các quy định pháp luật về môi trường. Đồng thời tiếp tục thực hiện các giải pháp ngăn ngừa, giảm thiểu bụi đã phát huy hiệu quả trong thời gian qua và tìm kiếm thêm các giải pháp khác chống phát tán bụi ra môi trường xung quanh.
Chúng tôi phối hợp với các đơn vị trong Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân triển khai lắp đặt hệ thống quan trắc môi trường Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân nhằm giám sát các thông số về tốc độ gió và hướng gió để xem xét việc ảnh hưởng của các yếu tố này đến việc phát tán bụi từ Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân ra môi trường bên ngoài. Từ đó có thể đề ra các dự báo, các biện pháp ứng phó chủ động và kịp thời tại các thời điểm có nguy cơ tăng cao.
Tiếp tục duy trì và vận hành có hiệu quả hệ thống quản lý môi trường theo TCVN ISO 14001:2015. Tăng cường công tác chăm sóc cây xanh, phủ xanh toàn bộ 100% đất trống tại khuôn viên Nhà máy và hành lang cách ly; tăng cường và tích cực hơn nữa trong công tác vệ sinh môi trường để đảm bảo môi trường Nhà máy luôn xanh – sạch – đẹp.
Đặc biệt tôi cho rằng công tác truyền thông về công tác môi trường, công tác quan hệ cộng đồng với nhân dân, chính quyền địa phương cần tăng cường hơn để người dân thấu hiểu, chia sẻ và đồng hành với Nhà máy trong mọi hoạt động. Thông qua hợp tác với các báo chí, truyền thông đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, những thành quả đạt được đến cộng đồng cũng như thông tin đến với các cấp chính quyền và nhân dân trên địa bàn khu vực để cùng thấu hiểu, chia sẻ và ủng hộ Nhà máy về công tác bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh, trật tự.
PV: Được biết, năm 2022, EVN dự kiến cơ bản hoàn thành chuyển đổi số và tạo tiền đề để hoạt động theo mô hình DN số vào năm 2025, vậy Nhà máy đã và đang triển khai thực hiện mục tiêu này như thế nào thưa ông?
Ông Vũ Thanh Hải: Chúng tôi xác định mục tiêu xây dựng Nhà máy trở thành doanh nghiệp số nằm trong môi trường quản trị số và chuỗi sản xuất, kinh doanh số của EVN, kết nối dữ liệu mở có kiểm soát với môi trường số trong nước và toàn cầu, trong đó, tận dụng sức mạnh của công nghệ số, dữ liệu số để gia tăng hiệu quả hoạt động, đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất lao động, tối ưu hóa chi phí.
EVN đưa ra mục tiêu chuyển đổi số cơ bản hoàn thành vào năm 2022, đặt chỉ tiêu trở thành doanh nghiệp số vào năm 2025, tôi cho rằng trước tiên phải chuyển đổi nhận thức, đào tạo con người. Tiếp theo là xây dựng VHDN, văn hóa số, con người số. Thứ ba là tận dụng tối đa các phần mềm quản lý tập trung của EVN hiện có, chủ động đề xuất hiệu chỉnh, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế tại Nhà máy. Và cuối cùng đó là đầu tư cơ sở hạ tầng để thực hiện công tác quản lý vận hành theo định hướng chuyển đổi số của Tập đoàn..
PV: Xin cảm ơn ông.