Thêm 72.556 ca nhiễm COVID-19, Vĩnh Phúc đăng ký bổ sung 13.498 ca

Sức khỏe - Ngày đăng : 23:13, 01/04/2022

(TN&MT) - Theo Bộ Y tế, đến tối 1/4, cả nước ghi nhận thêm 72.556 ca nhiễm COVID-19, trong đó, 1 ca nhập cảnh và 72.555 ca ghi nhận trong nước (giảm 8.272 ca so với ngày trước đó) tại 62 tỉnh, thành phố (có 51.351 ca trong cộng đồng).
88.jpg
Ngày 1/4/2022, Sở Y tế Vĩnh Phúc đăng ký bổ sung 13.498 ca trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (7.734), Nghệ An (3.226), Đắk Lắk (3.099), Phú Thọ (3.087), Yên Bái (2.998), Lào Cai (2.804), Bắc Giang (2.705), Quảng Ninh (2.450), Hà Giang (2.294), Vĩnh Phúc (2.202), Quảng Bình (2.030), Thái Bình (1.922), Lạng Sơn (1.890), Bắc Kạn (1.770), Tuyên Quang (1.588), Sơn La (1.569), Bắc Ninh (1.375), Vĩnh Long (1.331), Cao Bằng (1.273), Bình Định (1.226), Hải Dương (1.215), Hà Nam (1.188), Hưng Yên (1.181), Thái Nguyên (1.152), Cà Mau (1.135), Hòa Bình (1.096), Lâm Đồng (1.088), Quảng Trị (1.084), Tây Ninh (1.030). 

Bình Dương (982), Ninh Bình (951), Lai Châu (937), Bến Tre (919), Điện Biên (854), Hà Tĩnh (737), Đà Nẵng (734), TP. Hồ Chí Minh (725), Bình Phước (667), Nam Định (616), Quảng Ngãi (568), Thừa Thiên Huế (555), Bà Rịa - Vũng Tàu (524), Đắk Nông (494), Thanh Hóa (482), Trà Vinh (419), Phú Yên (394), Hải Phòng (378), Khánh Hòa (323), Bình Thuận (314), Quảng Nam (263), An Giang (170), Bạc Liêu (156), Kon Tum (143), Kiên Giang (125), Long An (120), Đồng Nai (69), Sóc Trăng (59), Cần Thơ (48), Tiền Giang (27), Hậu Giang (25), Ninh Thuận (23), Đồng Tháp (12).

Ngày 1/4/2022, Sở Y tế Vĩnh Phúc đăng ký bổ sung 13.498 ca trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 sau khi rà soát, bổ sung đầy đủ thông tin.

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Hải Dương (-1.649), Hưng Yên (-603), Cao Bằng (-357). Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Vĩnh Phúc (+163), Bình Dương (+155), Đắk Nông (+68).

Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 9.650.663 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 110/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 97.615 ca nhiễm).

1.jpg
Nguồn: Bộ Y tế

Về tình hình điều trị, trong ngày có 87.463 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 7.606.476 ca. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 2.541 ca.

Từ 17h30 ngày 31/3 đến 17h30 ngày 1/4 ghi nhận 33 ca tử vong tại: Phú Thọ (4 ca trong 2 ngày), Bạc Liêu (3), Bắc Giang (2), Bến Tre (2), Đồng Nai (2), Nghệ An (2), Phú Yên (2), Sóc Trăng (2), An Giang (1), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Bình Định (1), Bình Phước (1), Cà Mau (1), Đà Nẵng (1), Đắk Lắk (1), Gia Lai (1), Hà Giang (1), Lâm Đồng (1), Quảng Bình (1), Thanh Hóa (1), TP. Hồ Chí Minh (1), Vĩnh Long (1).

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 42.526 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm. Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49(xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 25/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Trong ngày 31/3, có 231.292 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 206.338.189 liều, trong đó: Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 189.154.469 liều: Mũi 1 là 71.242.599 liều; Mũi 2 là 68.054.650 liều; Mũi 3 là 1.509.226 liều; Mũi bổ sung là 14.915.208 liều; Mũi nhắc lại là 33.432.786 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.183.720 liều: Mũi 1 là 8.807.182 liều; Mũi 2 là 8.376.538 liều.

Trong ngày, Bộ Y tế đã xây dựng dự thảo Hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 phục vụ Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 31 (SEA Games 31) năm 2022 tại Việt Nam.

Xây dựng dự thảo Công văn của Bộ Y tế gửi Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế về việc điều chỉnh định nghĩa ca bệnh COVID-19 và biện pháp y tế đối với ca bệnh COVID-19 và người tiếp xúc gần.

Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn, tư vấn sử dụng thuốc điều trị COVID-19. Trong đó ưu tiên những người thuộc đối tượng chống chỉ định cần được tư vấn, thăm khám (kể cả trực tuyến) để đảm bảo sử dụng thuốc được an toàn.

Thanh Tùng