Liên Hợp Quốc kêu gọi tăng cường tài trợ cho phát triển bền vững
Thế giới - Ngày đăng : 09:29, 02/12/2021
Các trang trại gió tạo ra điện và giảm sự phụ thuộc vào năng lượng chạy bằng than |
Hành động nhiều hơn
Bà Mohammed cho biết: “Chúng ta cần nhiều tham vọng hơn, nhiều hành động hơn, quy mô hơn, cấp bách hơn trong việc đưa ra Chương trình Nghị sự 2030 và Thỏa thuận Paris. Chúng ta cũng cần nhiên liệu, nguồn tài chính và đầu tư hơn nữa”.
Đại diện cho Chính phủ Liên bang Thụy Sĩ, Bộ trưởng Tài chính Ueli Maurer nhấn mạnh, tiềm năng hành động cụ thể của quốc gia này, cùng với sự cần thiết phải toàn diện và minh bạch trong cách xử lý tài chính bền vững. Ông cho biết: “Để xây dựng cầu nối vì tài chính bền vững, phải có sự gắn kết giữa người dân và Chính phủ, phải giải thích rõ những việc cần làm. Sau đó, chúng ta cần những cầu nối giữa khu vực tư nhân và Chính phủ, cũng như cần những cầu nối từ Thụy Sĩ với thế giới”.
Theo các nhà tổ chức của Hội nghị xây dựng cầu nối vì tài chính bền vững, từ năm 2019 đến năm 2020, đầu tư bền vững đã tăng 31% ở Thụy Sĩ, lên hơn 1.500 tỷ franc.
Ngoài việc nêu bật các cơ hội cho các nhà đầu tư và các nhà quản lý quỹ, ông Patrick Odier, Chủ tịch của Sáng kiến xây dựng cầu nối và Chủ tịch Ngân hàng Lombard Odier hy vọng, hội nghị sẽ góp phần tạo ra một cách tiếp cận có trật tự và phổ biến đối với việc tài trợ cho mục tiêu phát thải ròng bằng 0.
“Chúng tôi thực sự đang cố gắng đưa vốn đến gần hơn với các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG), tức là cố gắng tìm kiếm các cầu nối, đồng thời cụ thể hóa các công cụ, chỉ số, phương pháp luận cho phép vốn không chỉ đặt mục tiêu trong một số lĩnh vực của SDG, mà cũng có thể đánh giá được tất cả các mục tiêu khác", ông Odier nhấn mạnh.
Ông Odier cũng hưởng ứng lời kêu gọi chấm dứt trợ cấp cho các ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch để tạo ra một sân chơi bình đẳng cho đầu tư vào năng lượng tái tạo.
“Mở khóa nguồn lực”
Phó Tổng Thư ký Mohammed cho biết: “Chúng ta cần khu vực tư nhân và sự đi đầu của các khu vực này trong việc mở khóa các nguồn lực cho những chuyển đổi quan trọng trong năng lượng bền vững và kết nối, hệ thống thực phẩm, y tế, giáo dục, bảo trợ xã hội, số hóa.”
Mặc dù thực tế cho thấy, có khả năng lãnh đạo, chuyên môn và công cụ để đạt được rất nhiều tiến triển cho phát triển bền vững, nhưng bà Mohammed cảnh báo, sự thật là “thâm hụt lòng tin” đang ngày càng gia tăng trên thế giới. “Trong bối cảnh số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới cho thấy hơn 80% vắc-xin COVID-19 đã được chuyển đến các nước G20 và các nước thu nhập thấp chỉ nhận được 0,6%, chúng ta không thể vươn lên với lời kêu gọi đoàn kết toàn cầu”, bà Mohammed nhận định.
Theo bà, cho đến khi tất cả mọi người đều được tiêm vắc-xin, tất cả chúng ta đều sẽ gặp rủi ro và chúng ta sẽ không thể đạt được các SDG vào năm 2030. Đối với nhiều người, đại dịch là một thảm kịch, đặc biệt là ở các nước phát triển, nhưng đối với các nước đang phát triển, nó gây tác động kinh tế - xã hội lớn và mất nhiều thời gian hơn để phục hồi. Do đó, chúng ta cần cấp bách đầu tư đầu tư vào hành động khí hậu, điều này sẽ có tác động theo cấp số nhân đối với các mục tiêu phát triển bền vững.