Góp ý dự thảo Kiến trúc Chuyển đổi số ngành Tài nguyên và Môi trường
Khoa học & Công nghệ - Ngày đăng : 19:12, 19/11/2021
Ông Nguyễn Bảo Trung, Phó Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin và Dữ liệu TNMT cho biết, thực hiện nhiệm vụ được Bộ TN&MT giao, Cục đã phối hợp chặt chẽ với Cục Tin học hóa - Bộ Thông tin và Truyền thông, các đơn vị tư vấn để nghiên cứu, xây dựng dự thảo Kiến trúc Chuyển đổi số ngành TN&MT phiên bản 3.0 trên cơ sở cập nhật Kiến trúc Chính phủ điện tử ngành TN&MT (phiên bản 2.0) nhằm triển khai ứng dụng công nghệ thông tin gắn với chuyển đổi số thống nhất, hiệu quả, hướng tới Chính phủ số ngành TN&MT.
Theo đó, mục tiêu của kiến trúc Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số ngành TN&MT phiên bản 3.0 nhằm cập nhật theo yêu cầu của Chính phủ, của lãnh đạo Bộ, sự phát triển của ngành, ứng dụng các tiến bộ công nghệ; định nghĩa các chương trình chiến lược về chuyển đổi số đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số của ngành; hình thành hoạch định tổng thể hạ tầng số, các nền tảng số tích hợp thống nhất giữa các lĩnh vực và xây dựng các nền tảng dùng chung; xây dựng các kiến trúc tham chiếu; xây dựng các kiến trúc tham chiếu; và ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn và khung quản trị để giám sát phát triển chuyển đổi số theo đúng quy hoạch kiến trúc.
Kiến trúc logic về nghiệp vụ cốt lõi của ngành TN&MT |
Các chương trình chuyển đổi số chiến lược và tầm nhìn của kiến trúc 3.0 sẽ hướng đến 4 chương trình chiến lược, cụ thể: Người dân, doanh nghiệp, cơ quan giao dịch dễ dàng thông qua các Một cửa nhất quán của Bộ TN&MT: Dịch vụ công, văn bản điều hành, chia sẻ dữ liệu, hạ tầng,… Thống nhất tích hợp trải nghiệm đa kênh của người dùng thông qua định danh số tích hợp, các dịch vụ nghiệp vụ, dịch vụ dữ liệu, dịch vụ hạ tầng cá thể hóa theo người dùng, người dùng chỉ nhập dữ liệu một lần; Dữ liệu hoạt động từ tất cả các nguồn liên quan được tích hợp để hình thành cơ sở hỗ trợ ra quyết định cho lãnh đạo và nhà quản lý, người dùng trong toàn hệ thống; Hình thành dữ liệu chủ TN&MT; Chuyển đổi các hệ thống sẵn có theo quy hoạch kiến trúc, bảo đảm hiệu quả đầu tư, tăng cường sử dụng các dịch vụ dùng chung và giảm thiểu chi phí vận hành, tối ưu hóa và tự động hóa hoạt động giám sát chất lượng dựa trên các ứng dụng giám sát.
Tại Hội thảo, các đại biểu đã đóng góp ý kiến cụ thể về nội dung kiến trúc, lộ trình chuyển đổi và cách thức tổ chức thực hiện nhằm hoàn thiện dự thảo Kiến trúc Chuyển đổi số ngành TN&MT phiên bản 3.0 đáp ứng được các yêu cầu để triển khai chuyển đổi số trong thời gian tới, đảm bảo tính khả thi, dễ dàng tuân thủ, tham khảo trong việc triển khai nhiệm vụ, dự án tại các đơn vị phục vụ công tác chỉ đạo điều hành, công tác chuyên môn nghiệp vụ phục vụ người dân và doanh nghiệp, góp phần thực hiện hiện thắng lợi các mục tiêu về Chính phủ số ngành TN&MT.