Việt Nam ghi nhận thêm 10.223 ca nhiễm COVID-19
Sức khỏe - Ngày đăng : 21:19, 18/11/2021
Số ca nhiễm COVID-19 tại nhiều địa phương có chiều hướng gia tăng trong những ngày qua, nhiều khu vực phải phong tỏa tạm thời. Ảnh minh họa |
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh cao như TP. Hồ Chí Minh (1.609), Bình Dương (686), Tây Ninh (632), Tiền Giang (622), Đồng Nai (563), Đồng Tháp (515), An Giang (510), Bà Rịa - Vũng Tàu (423), Sóc Trăng (343), Bình Thuận (333), Bạc Liêu (314), Vĩnh Long (314), Kiên Giang (304), Hà Giang (235), Hà Nội (202), Trà Vinh (194), Bình Phước (189), Bến Tre (184), Cà Mau (158), Khánh Hòa (135), Cần Thơ (130), Hậu Giang (122), Đắk Lắk (118), Lâm Đồng (95), Thừa Thiên Huế (91), Thái Bình (85), Long An (82), Bình Định (82), Bắc Ninh (78), Quảng Nam (73), Gia Lai (68), Nghệ An (61)…
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó gồm Bình Thuận (-156), Đồng Nai (-101), Kiên Giang (-92). Ngược lại, các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó gồm TP. Hồ Chí Minh (+272), Tây Ninh (+256), Hà Giang (+101).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 9.126 ca/ngày.
Như vậy, kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.065.469 ca nhiễm, đứng thứ 37/223 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tính từ đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.060.394 ca, trong đó có 878.776 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Có 2 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua là Yên Bái, Bắc Kạn.
Theo Bộ Y tế, hôm nay có 6.723 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 881.593 người. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 4.489 ca.
Từ 17h30 ngày 17/11 đến 17h30 ngày 18/11, cả nước ghi nhận 139 ca tử vong tại TP. Hồ Chí Minh (42), An Giang (22), Kiên Giang (16), Bình Dương (14), Đồng Nai (7), Long An (6), Bạc Liêu (5), Tiền Giang (5), Nghệ An (3), Trà Vinh (3), Tây Ninh (3), Vĩnh Long (3), Bình Thuận (2), Cần Thơ (2), Bến Tre (2), Sóc Trăng (2), Ninh Thuận (1), Bà Rịa - Vũng Tàu (1).
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 90 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 23.476 ca, chiếm tỷ lệ 2,2% so với tổng số ca nhiễm.
Trong ngày 17/11, có 1.464.452 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 103.573.065 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 65.772.961 liều, tiêm mũi 2 là 37.800.104 liều
Hôm nay, Bộ Y tế có văn bản gửi Sở y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh và tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.
Mỹ vừa tặng thêm 1 triệu liều vaccine COVID-19 của Hãng dược Moderna cho Việt Nam, đến nay Mỹ đã trao hơn 16 triệu liều vaccine cho Việt Nam.
Tại TP. Hồ Chí Minh, ngày 16/11, UBND TP. Hồ Chí Minh ban hành quyết định quy định tạm thời biện pháp "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả Covid-19". Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh văn bản gửi UBND các quận, huyện, thành phố Thủ Đức và các sở, ban ngành về việc tổ chức tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi trong đợt 2, thời gian tiêm mũi 2 là từ ngày 22/11 đến ngày 28/11.
Để giảm áp lực cho các cơ sở y tế cũng như trung tâm cách ly, thành phố Hà Nội quy định từ ngày 17/11, thí điểm cách ly F1 tại nhà đối với các trường hợp đủ điều kiện theo quy định của Bộ Y tế và hướng dẫn của Sở Y tế.
Hà Nội có 17 ổ dịch sau hơn một tháng "bình thường mới"
Hà Nội phát hiện 17 ổ dịch và hơn 1.500 ca nhiễm mới, sau hơn một tháng "bình thường mới". Riêng ngày 15/11 ghi nhận 289 ca, cao nhất tính theo ngày. Giới chức y tế thành phố nhận định dịch đang diễn biến phức tạp, xu hướng tăng ca nhiễm, nhiều ca trở nặng, nhiều xã, phường đổi màu nâng cấp độ dịch.
Trưa 18/11, lực lượng chức năng căng dây, cách ly y tế tạm thời tòa HH2A Linh Đàm, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai sau khi xác định một ca dương tính COVID-19 ở đây. Cư dân ở 700 căn hộ được yêu cầu không ra khỏi khu vực. Theo CDC Hà Nội, ca dương tính là nữ, 29 tuổi, sống tại tầng 5, tòa HH2A, hiện chưa rõ nguồn lây. Bước đầu, ngành y tế xác định 5 trường hợp tiếp xúc gần (F1) với ca dương tính.
Trả lời báo chí ngày 17/11, ông Vũ Cao Cương, Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội, cho biết thành phố đang xây dựng kịch bản chống dịch cụ thể, chi tiết phù hợp với tình hình thực tế hiện tại.
Sở Y tế dự kiến lập 508 trạm y tế lưu động, 20 trạm y tế xã lưu động, đặt tại khu công nghiệp, khu chế xuất, huy động các trung tâm y tế tham chiến. 30 quận, huyện, thị xã đã chuẩn bị phương án lập trạm, phân công nhân sự phụ trách. Đây là lần đầu Hà Nội áp dụng mô hình này. Nhiệm vụ là quản lý, theo dõi F0 tại nhà và tại cộng đồng; xét nghiệm; tiêm chủng vaccine; truyền thông về Covid-19; khám, điều trị, cấp thuốc cho người mắc các bệnh khác...
Theo thống kê, cộng dồn số ca mắc trong đợt dịch thứ 4 từ ngày 27/4 đến nay, Hà Nội có tổng 6.739 ca dương tính, trong đó số mắc ngoài cộng đồng là 2.428, số ca đã cách ly là 4.311. Thành phố hiện ở cấp độ dịch 2 (màu vàng, nguy cơ trung bình). Một tuần trở lại đây, Hà Nội có 3 ngày vượt mốc 200 ca mắc.