Nấm tràm chỉ có ở một số địa phương và Huế là nơi có thổ nhưỡng phù hợp, chúng mọc nhiều ở các đồi, núi của huyện Phong Điền, Phú Lộc, thị xã Hương Thủy, Hương Trà, thường thì vào khoảng tháng 8, 9 và 10
|
Theo kinh nghiệm của người “sành” thì cứ sau 2 hoặc 3 ngày mưa dầm, trời bắt đầu hửng nắng cũng là lúc họ cắp giỏ rủ nhau len lỏi qua những cánh rừng để tìm nấm
|
Nấm tràm có hình dạng chiếc ô, phải quan sát thật kỹ để thấy, chúng ẩn mình trong những đám lá khô, cỏ rậm, dưới những gốc tràm già sau cơn mưa dài ẩm ướt. Mỗi đợt nấm tràm chỉ trong vòng một tuần, bởi mọc nhanh nên cũng chóng tàn
|
Người địa phương cất công hái nấm rồi bán lại cho các tiểu thương với giá 10.000-15.000đ/1kg. Còn ở các khu chợ, nấm sẽ đắt hơn khoảng từ 20.000-30.000đ/1kg, tùy vào kích thước của nấm
|
Chị Võ Thị Lành (xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc) cho hay đã đi hái nấm nhiều ngày qua, càng đi vào rừng sâu thì mới có nhiều nấm búp và ngon vì ở đây ít người tới, chỉ có người bản địa mới dám vào sâu vì trong rừng đường rất khó đi và dễ bị lạc...
|
“Nhà tôi cũng bỏ việc đồng áng, vào rừng tìm nấm. Năm nay nấm mọc nhiều nên tôi hái được gần 3 tạ, suốt mười ngày liền vợ chồng tôi bán cho các thương lái đi thu mua cũng kiếm được hơn chục triệu đồng, gấp nhiều lần thu nhập bình thường”, một người dân hớn hở nói
|
Tại TP. Huế, nấm được bán nhiều ở ven cầu An Cựu, đường Phan Bội Châu, chợ Bến Ngự hay dốc Nam Giao... với nhiều hình dạng
|
Tấp nập người mua nấm về nấu ăn cho gia đình. Nấm có vị đắng, thường được gọt phần vỏ rồi ngâm nước muối, rửa sạch
|
Nấm tràm chế biến được rất nhiều món ăn ngon. Nhưng ngon nhất là khi nấu cùng với rau lang hoặc rau tập tàng cùng với rất nhiều cá, tôm tươi hay thịt ba chỉ...
|
Được biết nhiều gia đình cứ đến mùa nấm là tìm mua gửi vô cho bà con đi xa ở trong Nam, ngoài Bắc vì 2 đầu đất nước này không có nấm
|
Với người dân nghèo nấm tràm là “lộc trời” để họ kiếm thêm thu nhập trang trải cuộc sống...
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|