TP.HCM hạ quyết tâm đến 1/8 cơ bản kiểm soát dịch bệnh

Sức khỏe - Ngày đăng : 19:57, 24/07/2021

(TN&MT) - Ngày 23/7, Thành ủy TP.HCM đã ban hành Chỉ thị 12 về việc tăng cường một số biện pháp thực hiện Chỉ thị 16 về phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố. Với hàng loạt biện pháp “mạnh hơn Chỉ thị 16”, TP.HCM hạ quyết tâm đến ngày 1/8 sẽ cơ bản kiểm soát được dịch bệnh Covid -19 trên địa bàn.

Phòng điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng tại Bệnh viện đa khoa Gò Vấp

Cắt nguồn lây tại  khu phong tỏa, cách ly

Tính đến ngày 24/7, TP.HCM ghi nhận tổng số 52.440 ca nhiễm Covid -19,  chiếm gần 2/3 số ca nhiễm trên cả nước. Hiện TPHCM đang điều trị 36.569 trường hợp dương tính mới, trong đó có 562 bệnh nhân nặng đang thở máy và 11 bệnh nhân can thiệp ECMO, có 441 trường hợp tử vong…

Từ khi đợt dịch thứ 4 bùng phát đến nay, TPHCM đã triển khai quyết liệt các giải pháp đồng bộ, toàn diện, mạnh mẽ trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Trong đó, Thành phố đã trải qua 2 đợt giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ; 15 ngày thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.

Tại cuộc họp sơ kết thực hiện 15 ngày triển khai Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ chiều 23/7, ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết: TP.HCM chỉ đạo huy động toàn hệ thống chính trị từ cấp thành phố đến cơ sở để triển khai đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch. Thành phố đã thành lập Sở Chỉ huy phòng, chống dịch Covid-19 do Chủ tịch UBND Thành phố làm Chỉ huy trưởng , hoạt động 24/24. Thành phố đã thành lập Trung tâm Điều phối xét nghiệm SARS-CoV-2 với tổng số nhân sự lấy mẫu 4.456 người, tương ứng 2.228 đội. Về tổng số nhân lực ngành y tế đang tham gia chống dịch trên địa bàn là 14.129 nhân sự, trong đó đội ngũ y, bác sĩ của TP.HCM là 10.022 người, Trung ương và các tỉnh thành hỗ trợ là 4.107 người.

Xử phạt gần 5.000 trường hợp vi phạm giãn cách

Đến ngày 23/7, TP.HCM tổ chức 12 chốt, trạm kiểm soát dịch bệnh, tiến hành tổng kiểm soát hơn 1,4 triệu lượt phương tiện các loại, kiểm tra gần 1,4 triệu lượt người. Qua đó, lập biên bản xử phạt hơn 4.900 trường hợp vi phạm các quy định về phòng chống dịch với tổng sối tiền 10,4 tỷ đồng.

Mặc dù, TP.HCM đã triển khai rất nhiều biện pháp mạnh, quyết liệt, đồng thời được sự hỗ trợ tối đa từ Trung ương và các địa phương, nhưng số ca nhiễm trên địa bàn thành phố vẫn không ngừng gia tăng và chưa có dấu hiệu đạt đỉnh. Có nhiều nguyên nhân để lý giải vì sao đợt dịch bùng phát tại TP.HCM khó kiểm soát. Thứ nhất là biến thể Dealta có tốc độ lây nhiễm rất nhanh, gia tăng nguy cơ nhập viện cho người bị nhiễm; thứ hai là công tác phòng, chống dịch của Thành phố đôi khi còn lúng túng, bị động; thứ ba là một bộ phận người dân còn chủ quan trong phòng chống dịch, không chấp hành nghiêm các quy định giãn cách xã hội…

Trong đó, nguyên nhân chính được lãnh đạo TP.HCM thừa nhận khiến số ca nhiễm không ngừng gia tăng đó chính là việc lây nhiễm chéo trong các khu phong tỏa, khu cách ly. Hiện nay, trong các khu phong tỏa, cách ly, người dân vẫn còn giao lưu, tụ tập ăn uống, không đảm bảo giãn cách. Đơn cử như việc phát hiện 50 ca nhiễm tại hẻm 76 đường Tôn Thất Thuyết, phường 16 (quận 4); 65 ca nhiễm tại hẻm 86, Âu Cơ, phường 9 (quận Tân Bình)…Bên cạnh đó, tại các khu cách ly tập trung, do không đủ nhân lực nên không kiểm soát chặt người cách ly, dẫn tới lây nhiễm chéo.

“Để kiềm chế dịch thành công thì phải kiểm soát thật chặt khu phong tỏa, khu cách ly. Thành phố phải quyết liệt, kiểm soát thực hiện nghiêm giãn cách, không để người dân trong khu phong tỏa tiếp xúc với nhau. Các khu cách ly tập trung phải quản lý tốt các trường hợp F1, không để phát sinh lây nhiễm chéo”  – Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong nhấn mạnh.

Theo người đứng đầu chính quyền TP.HCM, Thành phố sẽ thực hiện nghiêm Chỉ thị 12 về việc tăng cường một số biện pháp thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố. Điểm nổi bật của Chỉ thị 12 là TP.HCM yêu cầu các khu phong tỏa phải thực hiện triệt để “người cách ly với người, gia đình cách ly với gia đình”; tuyệt đối không được tiếp xúc trực tiếp với người xung quanh. Người dân chỉ được phép ra khỏi nhà khi: có yêu cầu cấp cứu y tế; mua thực phẩm thiết yếu tại các siêu thị/chợ trong khu phong tỏa (2 lần/tuần, sử dụng phiếu đi chợ/siêu thị do chính quyền địa phương cấp).

“TP.HCM sẽ thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 đến hết ngày 1/8.  Thành phố quyết tâm phải kiểm soát bằng được dịch bệnh trong thời gian 9 ngày tới. Mục tiêu, tập trung giảm số ca F0 và nâng cao năng lực điều trị, giảm thiểu tử vong. – Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Thành Phong nêu quyết tâm tại buổi làm việc với Thủ tướng Chính phủ tối 23/7.

Cụm bệnh viện dã chiến thu dung tại Khu tái định cư Thủ Thiêm (TP. Thủ Đức)

Kịp thời hỗ trợ người dân gặp khó khăn

Theo Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong, thời gian qua, Thành phố đã kịp thời hỗ trợ các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, nhất là người có hoàn cảnh khó khăn, đảm bảo an sinh xã hội; đẩy mạnh các giải pháp phân phối, cung ứng hàng hóa, bình ổn giá cả, đảm bảo nhu yếu phẩm thiết yếu cho người dân.

Theo đó, đến ngày 23/7, TP.HCM đã khẩn trương, kịp thời triển khai hỗ trợ cho người dân bị ảnh hưởng do dịch Covid-19. Cụ thể, 281.000 người lao động tự do (100%) đã nhận hỗ trợ với số tiền 422 tỷ đồng; gần 50.000 lao động ngừng việc, nghỉ việc (61%) được hỗ trợ với số tiền 61 tỷ đồng. Gần 5.000 hộ kinh doanh (99%) nhận hỗ trợ gần 10 tỷ đồng và hơn 10.000 điểm kinh doanh tại chợ truyền thống (80%) nhận hỗ trợ hơn 15 tỷ đồng.

Ngoài ra, các nhà hảo tâm, doanh nghiệp đã hỗ trợ cho người lao động khó khăn với số tiền gần 236 tỷ đồng. TP.HCM cũng triển khai Kênh tiếp nhận và xử lý thông tin hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch bệnh Covid-19 qua Cổng thông tin 1022.

Về đảm bảo cung ứng hàng hóa thiết yếu, TP.HCM đảm bảo sản lượng cung ứng hàng hóa cho thị trường trung bình hơn 5.000 tấn/ngày. TP.HCM tổ chức được 798 điểm bán với 886 lượt xe bán hàng lưu động phân bổ trên địa bàn các quận, huyện, TP.Thủ Đức. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp mở kênh bổ trợ, chuỗi cung ứng “linh hoạt” phục vụ kịp thời nhu cầu của mọi tầng lớp nhân dân với hơn 1.000 điểm bán/ngày, giá cả hợp lý. Để từng bước khôi phục hoạt động của chợ truyền thống, TP.HCM triển khai mô hình “App đặt lịch đi chợ dành cho người dân”, “Tổng đài đặt lịch đi chợ”.

Tiếp tế lương thực, thực phẩm cho người dân tại một khu vực phong tỏa

Với các giải pháp đồng bộ, kịp thời của thành phố, người dân đã cơ bản đảm bảo các nhu cầu thiết yếu trong những ngày giãn cách phòng, chống dịch. Đặc biệt, những người dân ở các khu vực phong tỏa, những người gặp khó khăn đã được chính quyền, các đoàn thể tiếp tế đầy đủ lương thực, thực phẩm, đảm bảo không để một hộ dân nào thiếu ăn. Đây chính là nguồn động viên kịp thời để người dân cùng đồng lòng với chính quyền thành phố trong cuộc chiến chống đại dịch Covid -19.

“Trong những ngày qua, hàng triệu người dân TP.HCM đã và đang ngày đêm vượt qua mọi gian khó, vất vả, hy sinh những lợi ích riêng tư xung phong vào cuộc chiến. TP.HCM rất trân trọng ghi nhận và biết ơn những tình cảm quý báu, tấm lòng, sức người, sức của đã mang lại nhiều ý nghĩa trong cuộc chiến này. Đây sẽ là sức mạnh vô cùng to lớn để TP.HCM nêu cao tinh thần quyết tâm chiến thắng dịch bệnh” – trích thư ngày 19/7 của Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong gửi người dân TP.HCM.

Tiêm chủng an toàn, đảm bảo giãn cách

Từ ngày 22/7, TP.HCM triển khai đượt tiêm chủng đợt thứ 5 với 930.000 liều trong thời gian 2-3 tuần. Theo lãnh đạo TP.HCM,  Thành phố sẽ quyết tâm hoàn thành kế hoạch tiêm, đảm bảo an toàn, hiệu quả, thực hiện nghiêm các quy định về giãn cách. Những điểm tiêm nào chưa đảm bảo an toàn thì sẽ chưa triển khai, nhằm tránh sự lây nhiễm dịch bệnh. Đến nay, TPHCM đã triển khai tiêm được 991.872 liều vắc xin, trong đó 943.251 người mũi 1 và 48.657 người mũi

 

Nguyễn Quỳnh