Đắk Nông: Sản xuất nông sản gắn với bảo vệ môi trường
Kinh tế - Ngày đăng : 19:05, 12/07/2021
Trước thức tế đó, trong những năm gần đây được sự hỗ trợ của ngành chức năng cộng với xu thế thị trường yêu cầu cao về sản phẩm phải đảm bảo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm nên người dân đã dần chuyển sang sản xuất, chế biến theo mô hình sinh học, thân thiện với môi trường.
Bà con nông dân ở xã Trúc Sơn, huyện Cư Jút(Đắk Nông) đang thu gom các loại vỏ của thuốc bảo vệ thực vật |
Nhà vườn “chuộng” các loại thuốc sinh học
Từ nhiều năm trước, đa phần các vườn cây từ cây cà phê, tiêu…đến các loại cây ăn trái người dân vẫn còn lạm dụng khá nhiều các loại thuốc bảo vệ thực vật có độc tố cao. Từ đó, dẫn đến việc sản xuất, xuất khẩu đến các thị trường như Nhật, Mỹ…thường bị kiểm tra khá gắt gao và có nhiều lô hàng buộc phải trả về vì dư lượng thuốc bảo vệ thức vật quá cao.
Nhận thức được điều đó, ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Nông đã từng bước vận động, hướng dẫn người dân nên sản xuất chăm sóc vườn cây theo hướng sinh học. Cụ thể, các nhà vườn đã sử dụng các loại thuốc có nguồn gốc sinh học để phun, bón phân sinh học để vừa bảo vệ môi trường vừa giúp mặt hàng nông sản được người tiêu dùng ưa chuộng và bán giá cao hơn.
Gia đình ông Nguyễn Văn Dũng, trú tại xã Hưng Bình, huyện Đắk R’Lấp, trồng hơn 3hecta sầu riêng cộng với 2hecta cà phê. Khoảng 3 năm trở lại đây, toàn bộ phân và thuốc anh sử dụng đều có nguồn gốc sinh học. Điều đáng chú ý, sầu riêng của anh được các thương lái mua với giá cao hơn từ 10.000-15.000 đồng/kg so với các nhà vườn khác vì anh có đi kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và được chứng nhận. Riêng đối với vườn cà phê, anh kết hợp với một đơn vị chuyên sản xuất cà phê rang xay sạch theo tiêu chuẩn vietgap nên giá mỗi kg cũng tăng hơn từ 5.000 -7.000/kg. Từ đó, mỗi năm gia đình anh có thu nhập tăng trung bình mỗi năm hơn trươc đó từ 30 -50 triệu đồng/hecta.
“Ngày trước, mỗi lần phun thuốc sâu mùi hôi ảnh hưởng sức khoẻ và phân thì đa phần dùng phân hoá học nên chất đất nhanh xuống lắm. Ngoài ra, các loại chai, lo của thuộc bảo vệ thức vật sau khi dùng không được bảo quản kỹ càng nên dễ gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, hiện tại, dùng các loại sinh học vừa an toàn cho cây trồng, vừa không gây ảnh hưởng sức khoẻ cho chúng tôi”. Ông Dũng chia sẻ.
Nhiều vườn cây ăn trái được người dân trồng và chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGap mang lại hiệu quả kinh tế cao |
Tìm đầu ra cho nông sản
Trước tình hình dịch bệnh Covicd -19 diễn biến ngày một phức tạp đã ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tiêu thụ các mặt hàng nông sản trên địa bàn. Trước thực tế đó, lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Nông và ngành công thương, ngành nông nghiệp của tỉnh đang đưa ra nhiều giải pháp để hỗ trợ cho bà con nông dân có những hướng đi phù hợp và hiệu quả hơn trong bối cảnh dịch bệnh đang hoành hành như hiện nay.
Theo ông Lê Minh Tuấn, Trưởng Phòng Quản lý thương mại (Sở Công thương), để hỗ trợ xúc tiến thương mại, tìm đầu ra cho nông sản, thời gian qua, Sở Công thương đã triển khai thực hiện nhiều hoạt động cụ thể. Trước tiên, ngành đã vận động, khuyến khích các hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp, người dân đưa sản phẩm tới gian hàng OCOP của tỉnh để trực tiếp tham gia giới thiệu, quảng bá và tiêu thụ.
Mới đây, đơn vị đã đề xuất Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương) hỗ trợ xúc tiến thương mại cho 32 sản phẩm nông sản có sản lượng tiêu thụ lớn của tỉnh. Qua đó góp phần đẩy mạnh liên kết tiêu thụ các mặt hàng nông sản của Đắk Nông trước bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp. Đối với thị trường trong tỉnh, Sở Công thương đang làm việc với các Trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng trên địa bàn tỉnh để kết nối tiêu thụ sản phẩm hàng hóa nói chung và nông sản của tỉnh nói riêng.
Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, các đơn vị sản xuất, kinh doanh sớm chủ động có những phương án đẩy mạnh tiêu thụ nông sản cho bà con. Đơn cử như HTX Nông nghiệp dược liệu Thịnh Phát (Đắk Glong) mới đây đã kết nối với Công ty Chế biến gia vị Nedspice Việt Nam tiêu thụ gần 60 tấn tiêu cho bà con xã viên với giá tốt nhất.
Các thương lái đang thu gom sầu riêng để xuất bán đi các thị trường khác |
Liên quan đến vấn đề này, ông Phạm Tuấn Anh, Giám đốc Sở NN-PTNT Đăk Nông cho biết, để đảm bảo tiêu thụ các sản phẩm khó bảo quản trong thời điểm dịch bệnh, Sở đã đề nghị các doanh nghiệp, HTX, đầu mối đại lý thu gom nông sản trên toàn tỉnh kết nối với các bạn hàng, đầu mối đã có từ trước để trao đổi thống nhất về đơn hàng, sản phẩm; tổ chức vận chuyển, giao hàng trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên phù hợp với tình hình dịch bệnh.
Các chuỗi cửa hàng tiện ích, siêu thị, trung tâm thương mại chủ động mở rộng các điểm bán hàng mới thông qua các mối hàng đã có. Đối với Sở NN-PTNT, đơn vị này sẽ thành lập tổ công tác để nắm bắt thông tin, kết nối thị trường xử lý các tình huống và hướng dẫn các HTX, doanh nghiệp tiêu thụ nông sản.
Ngoài ra, để đẩy mạnh khâu tiêu thụ cho các sản phẩm nông sản trong mùa dịch, các doanh nghiệp, người dân trên địa bàn tỉnh đang tiếp cận và đưa hàng hóa lên các kênh thương mại điện tử. Ông Nguyễn Thanh Tòng, Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại (Sở Công thương) cho biết, dịch bệnh diễn ra khiến nhiều chương trình hỗ trợ xúc tiến thương mại như Hội chợ, triển lãm… bị hoãn lại.
Vì vậy, đơn vị đã chuyển hướng hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tập trung đưa sản phẩm vào các hệ thống sàn giao dịch thương mại điện tử. Đơn vị đã hướng dẫn cho các doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ các điều kiện và lập hồ sơ xác định sản phẩm có thể tham gia để đạt hiệu quả tốt nhất.
Việc hỗ trợ tiêu thụ hàng hóa thông qua giao dịch điện tử đang được các đơn vị bưu chính, viễn thông như: Viettel Post, Bưu điện tỉnh phối hợp với Sở Nông nghiệp - PTNT đẩy mạnh thông qua các kênh như: Voso.vn, Postmart.vn... Qua hình thức này, nhiều nông sản của địa phương được tiếp cận với người tiêu dùng nhanh hơn.
|