Điện Biên: Chủ động ứng phó biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu - Ngày đăng : 17:29, 09/06/2021
Nhận thức được ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với các hoạt động sản xuất nông - lâm nghiệp và nuôi thủy sản, trong vài năm trở lại đây ngành Nông nghiệp tỉnh Điện Biên cũng đã tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến tới cán bộ và người dân về những ảnh hưởng, tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu với sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản.
Là một trong những địa phương thường xuyên phải hứng chịu nhiều thiệt hại về cây trồng vật nôi trước những diễn biến phức tạp của thời tiết, ông Hạng Xuân Thắng, Trường phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tủa Chùa, cho biêt: Chỉ tính riêng tháng 12/2020 toàn huyện có 51 con gia súc bị chết do rét đậm, rét hại. Trong đó có 44 con trâu, 7 con bò, Các địa phương có số lượng trâu, bò chết nhiều gồm: xã Tả Sìn Thàng 16 con; Tủa Thàng 10 con; Xá Nhè, Mường Đun 8 con, ước tính thiệt hại khoảng 900 triệu đồng. Trước những thực trạng đó, Phòng Nông nghiệp huyện Tủa Chùa đề xuất UBND huyện về kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu và hướng dẫn người dân làm chuồng trại, không chăn thả gia súc, gia cầm, đảm bảo tích trữ nguồn thức ăn.
Người dân thôn Pằng Dề B, xã Xá Nhè, huyện Tủa Chùa trồng cỏ voi để làm thức ăn dự phòng cho trâu bò, phòng khi thời tiết diễn biến cực đoan |
Riêng đối với việc sản xuất nông nghiệp; huyện chủa động lựa chọn thời điểm, thời vụ thích hợp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho phù hợp với quy luật diễn biến của thời tiết, hướng dẫn người dân canh tác đúng kỹ thuật, áp dụng hiệu quả các mô hình sản xuất tiên tiến, kết nối được nông dân, tạo nên những mô hình, tổ hợp sản xuất liên kết. Bên cạnh đó là xây dựng mô hình nông, lâm kết hợp nhằm đa dạng sản phẩm, bảo đảm lương thực, duy trì thảm thực vật, góp phần giảm xói mòn, rửa trôi bề mặt đất, bảo vệ môi trường.
Được biết, không riêng gì huyện Tùa Chùa mà rất nhiều huyện, thị xã, hành phố của tỉnh Điện Biên đã chủ động lên những phương án, tìm những giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện khí hậu của địa phương. Và để thực hiện tốt các phương án thì những năm, tỉnh Điện Biên ban hành rất nhiều quyết định, kế hoạch, chính sách để hỗ trợ người dân ứng phó BĐKH như: chủ động thử nghiệm các giống lúa mới để tìm ra giống lúa có năng suất, chất lượng cao, khả năng chống chịu sâu, dịch bệnh tốt, phù hợp để bổ sung vào cơ cấu giống của tỉnh.
Mô hình trồng cà chua trên diện tích đất lúa kém hiệu quả. Đây là một trong những hướng đi mới của người dân nhằm ứng phó biến đổi khí hậu ở Điện Biên |
Hỗ trợ người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, sử dụng những giống chịu hạn, chịu lạnh, thích ứng với BĐKH theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với chuỗi liên kết bền vững và sử dụng tài nguyên tiết kiệm, hiệu quả; chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất và chọn giống, quy trình kỹ thuật thâm canh, mô hình sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP; sản xuất phải gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái... nhằm giảm tổn thất do BĐKH, đồng thời ổn định sản xuất giúp tăng thu nhập cho nông dân.
Ông Bùi Minh Hải, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tỉnh Điện Biên, cho biết: Một trong những giải pháp quan trọng được tỉnh Điện Biên tập trung triển khai đó là thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, hướng đến hình thành những vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa tăng giá trị sản phẩm, tạo chuỗi an toàn bền vững. Xây dựng và triển khai các mô hình cánh đồng mẫu lớn, mô hình chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, áp dụng quy trình xây dựng các bể Biogas xử lý phế thải trong chăn nuôi vừa giảm ô nhiễm môi trường, phát thải khí nhà kính và sử dụng men vi sinh để xử lý phân gia súc, gia cầm, nuôi lợn trên đệm lót sinh học.
Đến nay, toàn tỉnh có khoảng 35 sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định. Đó là một trong những thành quấu khi triển khai một loạt giống cây trồng và vật nuôi theo điều kiện thời tiết diễn biến thất thường nhử ở Điện Biên. - Ông Hải nói.
Ngoài việc sản xuất nông nghiệp theo diễn biến thời tiết nhằm thực hiện tốt việc ứng phó biến đổi khí hậu thì bên cạnh đó, tỉnh Điện Biên cũng đẩy mạnh nâng cấp hệ thống chăm sóc sức khỏe cộng đồng nhằm tăng cường nhận thức và năng lực của cán bộ y tế và cộng đồng trong việc bảo vệ sức khỏe để ứng phó với BĐKH trên địa bàn.
Sau mỗi trận bão lũ, đoàn thanh niên xã Thanh Chăn, huyện Điện Biên thường tổ chức nạo vét kênh mương và dọn vệ sinh công cộng để loại trừ các mầm bệnh sau mưa lũ. |
Mặt khác, ngành y tế Điện Biên đã tổ chức tập huấn đào tạo về chuyên môn, kỹ thuật, phương pháp, xây dựng kế hoạch triển khai các giải pháp ứng phó với BĐKH đối với các vùng dễ bị tổn thương nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, cán bộ y tế dự phòng và các cơ sở khám chữa bệnh. Đồng thời tăng cường hệ thống giám sát và cảnh báo tác động của BĐKH đến sức khỏe cộng đồng nhằm thực hiện mục tiêu tăng tỷ lệ người dân được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản qua các năm.
Có thể thấy, hiện tượng biến đổi khí hậu đã và đang diễn biến hết sức phức tạp, vì vậy mỗi cá nhân, tổ chức, cộng đồng cần nâng cao ý thức, chung tay góp sức để bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Khi các giải pháp được tiến hành đồng bộ, quyết liệt, ý thức cộng đồng được nâng cao thì sẽ hạn chế được tác nhân gây ô nhiễm môi trường, giảm phát thải khí nhà kính..., những nguyên nhân chính gây ra BĐKH.