Thêm 15 ca mắc COVID-19 trong cộng đồng
Xã hội - Ngày đăng : 07:47, 09/05/2021
Ảnh minh họa |
Số ca mắc ở Việt Nam
Tính đến 6h ngày 09/5: Việt Nam có tổng cộng 1.826 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/4 đến nay: 256 ca.
Tính từ 18h ngày 8/5 đến 6h ngày 9/5: 15 ca mắc mới ghi nhận trong nước.
Thông tin ca mắc mới
CA BỆNH 3231 (BN3231) ghi nhận tại tỉnh Hà Nam: Bệnh nhân nữ, 61 tuổi, địa chỉ tại huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam; là F1 của BN2899. Kết quả xét nghiệm ngày 8/5 dương tính với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân đang được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh.
CA BỆNH 3232-3236, 3244 (BN3232- BN3236, BN3244): 6 trường hợp ghi nhận tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh (3 người nhà và 3 bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện).
CA BỆNH 3237 (BN3237) ghi nhận tại tỉnh Đắk Lắk: Bệnh nhân nữ, 23 tuổi, địa chỉ tại thành phố Buôn Ma Thuật, tỉnh Đắk Lắk; có tiền sử đi về từ Đà Nẵng và liên quan dịch tễ với BN3131. Kết quả xét nghiệm ngày 8/5 bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Lao và phổi tỉnh Đắk Lắk.
CA BỆNH 3238 (BN3238) ghi nhận tại tỉnh Lạng Sơn: Bệnh nhân nam, 46 tuổi, địa chỉ tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.
CA BỆNH 3239 (BN3239) ghi nhận tại tỉnh Lạng Sơn: Bệnh nhân nữ, 44 tuổi, địa chỉ tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.
CA BỆNH 3240 (BN3240) ghi nhận tại tỉnh Bắc Giang: Bệnh nhân nữ, 5 tuổi, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.
CA BỆNH 3241 (BN3241) ghi nhận tại tỉnh Bắc Giang: Bệnh nhân nam, 7 tuổi, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.
CA BỆNH 3242 (BN3242) ghi nhận tại tỉnh Bắc Giang: Bệnh nhân nam, 12 tuổi, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.
CA BỆNH 3243 (BN3243) ghi nhận tại tỉnh Bắc Giang: Bệnh nhân nữ, 43 tuổi, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.
CA BỆNH 3245 (BN3245) ghi nhận tại tỉnh Bắc Giang: Bệnh nhân nữ, 23 tuổi, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.
Kết quả xét nghiệm ngày 08/5/2021 của BN3238-3243, BN3245 dương tính với SARS-CoV-2. Thông tin dịch tễ đang được điều tra bổ sung.
Số người cách ly
Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 42.293, trong đó: Cách ly tập trung tại Bệnh viện: 685 người; cách ly tập trung tại cơ sở khác: 22.810 người; cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 18.998 người.
Tình hình điều trị
Theo báo cáo của Cục Quản lý Khám chữa bệnh - Bộ Y tế, trong số các bệnh nhân đang điều trị tại các cơ sở y tế, số ca âm tính lần 1 với SARS-CoV-2 là 25 ca; số ca âm tính lần 3 với SARS-CoV-2 là 22 ca; số ca âm tính lần 3 với SARS-CoV-2 là 17 ca.
Trên 832.000 người Việt Nam đã tiêm vắc xin phòng COVID-19
Tính đến 16 giờ ngày 8/5, tổng cộng đã thực hiện tiêm vắc xin phòng COVID-19 đợt 1 và 2 tại các tỉnh/TP cho 832.635 người là cán bộ, nhân viên y tế đang trực tiếp điều trị bệnh nhân COVID-19, các nhân viên y tế thực hiện các nhiệm vụ như lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm, truy vết, thành viên các tổ COVID-19 cộng đồng, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch các cấp, các lực lượng công an, quân đội.
Riêng trong ngày 8/5 có thêm 30.678 người được tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 tại 36 tỉnh, thành phố. Chi tiết cụ thể số người được tiêm như sau:
Hải Phòng: 1.059 người; Thái Bình: 1.038 người; Nam Định: 665 người; Hà Nam: 348 người; Ninh Bình: 1.009 người; Vĩnh Phúc: 1.411 người; Thái Nguyên: 992 người; Hoà Bình: 123 người; Lạng Sơn: 394 người; Cao Bằng: 83 người;
Lào Cai: 566 người; Sơn La: 244 người; Điện Biên: 239 người; Quảng Bình: 753 người; TT- Huế: 183 người; Quảng Nam: 1.214 người; Quảng Ngãi: 946 người; Bình Định: 33 người; Phú Yên: 25 người; Khánh Hòa: 239 người; Bình Thuận: 60 người; Gia Lai: 105 người; Đắk Nông: 1.117 người; BR-VT: 2.741 người; Tiền Giang: 3.735 người;
Long An: 4.440 người; Lâm Đồng: 20 người; Tây Ninh: 969 người; An Giang: 1.037 người; Bến Tre: 800 người; Vĩnh Long: 634 người; Đồng Tháp: 767 người; Bình Dương: 927 người; Bình Phước: 1.035 người; Kiên Giang: 527 người; Hậu Giang: 200 người.
TS.BS. Phạm Quang Thái, Chuyên gia về tiêm chủng - Trưởng văn phòng Tiêm chủng mở rộng Khu vực miền Bắc cho hay: Hiện tại Việt Nam là một trong những quốc gia hàng đầu trong đảm bảo quy trình tiêm chủng vắc xin COVID-19. Với phương châm “Tiêm đến đâu an toàn đến đó,” quy trình tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 tại Việt Nam được triển khai bài bản và có sự khác biệt so với các nước khác trên thế giới, kể cả các nước tiên tiến.
Trong khi nhiều nước họ tổ chức tiêm dạo, tiêm tại cộng đồng (xách phích đi tiêm đến từng nhà), tiêm tại các điểm lưu động (người dân đi xe qua, dừng tiêm rồi đi tiếp), tiêm ngay trong nhà thuốc hoặc siêu thị. Thì tại Việt Nam, công tác bảo đảm an toàn tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 luôn đặt lên hàng đầu; tuân thủ chặt chẽ từng khâu, từng bước tại tất cả các cơ sở tiêm chủng.
Cơ sở tiêm chủng vắc xi nphòng COVID-19 phải bảo đảm về cơ sở vật chất, trang thiết bị (có đủ phương tiện phòng chống sốc), có đội ngũ được đào tạo bài bản để tiêm chủng an toàn. Bản thân các cơ sở này cũng thường xuyên được giám sát cũng như người thực hiện tiêm chủng thường xuyên được tập huấn liên tục cập nhật về vắc xin mới, quy trình tiêm an toàn. Đây chính là điểm mạnh của hệ thống tiêm chủng tại Việt Nam và đã được thế giới ghi nhận.
Ngoài ra, Việt Nam cũng là một trong số rất ít nước có được hệ thống thông tin tiêm chủng quốc gia quản lý đến từng người được tiêm. Dữ liệu từ hệ thống giúp đảm bảo cho công tác an toàn tiêm