Điện Biên: 27 khu di tích đã xếp hạng chưa được cấp “sổ đỏ”
Đất đai - Ngày đăng : 10:33, 19/04/2021
Cầu Mường Thanh, (Cầu Mường Thanh là cây cầu dã chiến bắc qua sông Nậm Rốm, do người Pháp xây dựng sau cuộc nhảy dù chiếm đóng Điện Biên Phủ. Cuối cùng cây cầu lại trở thành phương tiện đưa đường cho bộ đội ta tiến công, cắm lá cờ Quyết chiến quyết thắng lên nóc hầm của viên bại tướng Đờ Cát và được coi là chứng nhân lịch sử trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, năm 1954.) hiện người dân hai bên cầu tổ chức họp chợ. Ảnh chụp chợ Mường Thanh - đầu cây cầu Mường Thanh lịch sử |
Theo báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc khó khăn trong công tác quản lí đất di tích, do không có kinh phí để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng. Nên rất nhiều điểm đất di tích bị xâm hại, lấn chiếm.
Cùng với đó, nhiều điểm di tích đã được xếp hàng có hu vực bảo vệ I và bảo vệ II của di tích trùng lặp với quy hoạch 3 loại rừng, dẫn đến việc chồng chéo trong công tác quản lý. Đặc biệt triển khai các dự án nâng cấp và trùng tu di tích.
Cầu Mường Thanh |
Trước đó, năm 2018 Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã kiểm tra và xử phạt 15 triệu đồng, nộp ngân sách nhà nước; hộ gia đình có hành vi xâm hại đất di tích lịch sử - văn hóa Đồi Cháy (Đồi Cháy là tên một ngọn đồi lịch sử nằm cạnh đồi A1 đã chứng kiến những khoảnh khắc lịch sử quan trọng của chiến thắng cứ điểm Elian2 - cứ điểm A1) trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ 1954.) thuộc quẩn thể di tích Chiến trường Điện Biên Phủ, phường Mường Thanh TP. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Và còn rất nhiều điểm, nhiều khu di tích trước đây đã từng bị người dân lấn chiếm, sử dụng.. gây khó khăn trong công tác quản lý.