Cách ly 14 ca nhập cảnh mắc COVID-19 tại Cà Mau, Kiên Giang và Bến Tre
Xã hội - Ngày đăng : 19:11, 01/04/2021
Ảnh minh họa |
Số ca mắc ở Việt Nam
Tính đến 18h ngày 1/4: Việt Nam có tổng cộng 1603 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/1 đến nay: 910 ca.
Tính từ 6h đến 18h ngày 1/4: 14 ca mắc mới, tất cả đều là ca nhập cảnh được cách ly ngay.
Thông tin ca mắc mới
CA BỆNH 2604 (BN2604) ghi nhận tại Cà Mau: Bệnh nhân nam, 26 tuổi, là công dân Việt Nam, có địa chỉ tại phường Phú Trung, quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh. Ngày 29/3, bệnh nhân từ Philippines nhập cảnh Sân bay Cần Thơ trên chuyến bay VJ2527 và được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại tỉnh Cà Mau. Kết quả xét nghiệm ngày 31/3 dương tính với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau.
CA BỆNH 2605 (BN2605) ghi nhận tại Kiên Giang: Bệnh nhân nam, 20 tuổi, là công dân Việt Nam, có địa chỉ tại xã Kiền Bái, huyện Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng. Ngày 30/3, bệnh nhân từ nước ngoài nhập cảnh Cửa khẩu Quốc tế Hà Tiên tỉnh Kiên Giang và được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại tỉnh Kiên Giang. Kết quả xét nghiệm ngày 31/3 dương tính với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Trung tâm Y tế TP. Hà Tiên.
CA BỆNH 2606 (BN2606) ghi nhận tại Bến Tre: Bệnh nhân nam, 28 tuổi, là công dân Việt Nam, có địa chỉ tại xã Bình Phước Xuân, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
CA BỆNH 2607 (BN2607) ghi nhận tại Bến Tre: Bệnh nhân nam, 27 tuổi, là công dân Việt Nam, có địa chỉ tại xã Thống Nhất, TP. Lào Cai, tỉnh Lào Cai.
CA BỆNH 2608 (BN2608) ghi nhận tại Bến Tre: Bệnh nhân nam, 25 tuổi, là công dân Việt Nam, có địa chỉ tại xã Xuân Tình, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn.
CA BỆNH 2609 (BN2609) ghi nhận tại Bến Tre: Bệnh nhân nam, 30 tuổi, là công dân Việt Nam, có địa chỉ tại xã Hoằng Thắng, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
CA BỆNH 2610 (BN2610) ghi nhận tại Bến Tre: Bệnh nhân nam, 33 tuổi, là công dân Việt Nam, có địa chỉ tại xã Bàn Tân Định, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang.
CA BỆNH 2611 (BN2611) ghi nhận tại Bến Tre: Bệnh nhân nam, 21 tuổi, là công dân Việt Nam, có địa chỉ tại xã Hòa Tịnh, huyện Măng Thít, tỉnh Vĩnh Long.
CA BỆNH 2612 (BN2612) ghi nhận tại Bến Tre: Bệnh nhân nam, 30 tuổi, là công dân Việt Nam, có địa chỉ tại thị trấn Phố Ràng, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.
CA BỆNH 2613 (BN2613) ghi nhận tại Bến Tre: Bệnh nhân nữ, 28 tuổi, là công dân Việt Nam, có địa chỉ tại xã Cẩm Giang, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa.
CA BỆNH 2614 (BN2614) ghi nhận tại Bến Tre: Bệnh nhân nữ, 28 tuổi, là công dân Việt Nam, có địa chỉ tại xã Cát Hải, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.
CA BỆNH 2615 (BN2615) ghi nhận tại Bến Tre: Bệnh nhân nam, 28 tuổi, là công dân Việt Nam, có địa chỉ tại xã Nhơn Lý, TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
CA BỆNH 2616 (BN2616) ghi nhận tại Bến Tre: Bệnh nhân nam, 32 tuổi, là công dân Việt Nam, có địa chỉ tại xã Vũ Lễ, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn.
CA BỆNH 2617 (BN2617) ghi nhận tại Bến Tre: Bệnh nhân nữ, 23 tuổi, là công dân Việt Nam, có địa chỉ tại xã Phú Xuyên, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
Ngày 29/3, các bệnh nhân trên từ Philippines nhập cảnh Sân bay Cần Thơ trên chuyến bay VJ2527 và được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại tỉnh Bến Tre. Kết quả xét nghiệm ngày 31/3 dương tính với SARS-CoV-2. Hiện cả 12 bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Lao và bệnh Phổi tỉnh Bến Tre.
Số người cách ly
Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 37.008, trong đó: Cách ly tập trung tại bệnh viện: 506 người; cách ly tập trung tại cơ sở khác: 19.093 người; cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 17.409 người.
Tình hình điều trị
Theo báo cáo của Cục Quản lý Khám chữa bệnh - Bộ Y tế, trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại các cơ sở y tế trên cả nước, số ca âm tính lần 1 với virus SARS-CoV-2 là 18 ca; số ca âm tính lần 2 là 15 ca; số ca âm tính lần 3 là 37 ca.
Việt Nam tiếp nhận 811.200 liều vắc xin phòng COVID-19 đầu tiên từ COVAX Facility
Ngày 1/4, Việt Nam tiếp nhận 811.200 liều vắc-xin phòng COVID-19 đầu tiên từ COVAX Facility, với sự hỗ trợ của UNICEF, WHO, GAVI và CEPI. Tiếp theo, dự kiến 3,364,800 liều sẽ được cung ứng vào tháng 5, sau đó vắc-xin sẽ tiếp tục được phân bổ và cung ứng cho Việt Nam vào cuối năm 2021.
Trong buổi lễ tiếp nhận vắc-xin hôm nay tại Kho vắc-xin tiêm chủng Quốc gia, Chính phủ các quốc gia sau đây được ghi nhận vì những đóng góp tài chính hào phóng cho COVAX Facility để cung cấp và phân phối vắc-xin miễn phí đến 92 quốc gia có thu nhập thấp và trung bình thấp.
Tại các quốc gia, WHO và UNICEF hỗ trợ Bộ Y tế xây dựng và triển khai kế hoạch tiêm chủng, đào tạo nhân viên y tế, theo dõi giám sát tiêm chủng, và truyền thông nâng cao nhận thức công chúng về tầm quan trọng của tiêm chủng.
Tiến sĩ Kidong Park, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cho biết: "WHO cùng với Chính phủ Việt Nam đạt được dấu mốc quan trọng này trong công tác ứng phó với đại dịch COVID-19. Thành tựu này là minh chứng cho sự đoàn kết toàn cầu và nhiều quốc gia và các đối tác đã hợp tác với nhau để mang lại lợi ích quan trọng cho sức khỏe cộng đồng. Tôi đánh giá cao Việt Nam vì những nỗ lực vượt bậc để tạo điều kiện đưa vắc-xin của COVAX vào Việt Nam".
Vắc-xin do UNICEF mua và cung ứng thông qua COVAX Facility nhằm hỗ trợ triển khai Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 26/02/2021 của Chính phủ Việt Nam về mua và sử dụng vắc xin phòng COVID-19 tại Việt Nam, dự kiến sẽ cung cấp đủ vắc-xin phòng COVID-10 cho các nhóm ưu tiên thuộc 20% dân số Việt Nam.
Bà Rana Flowers, Đại diện UNICEF cảm ơn các quốc gia đã hào phóng ủng hộ tài chính cho COVAX Facility. Bà Flowers chia sẻ: UNICEF đang dốc sức đóng góp cho nỗ lực toàn cầu này thông qua kinh nghiệm và các mối quan hệ mà chúng tôi có được trong nhiều thập kỷ cung cấp vắc-xin an toàn giúp cứu sống hàng triệu người. Chúng tôi hợp tác cùng với Bộ Y tế Việt Nam trong việc hỗ trợ lập kế hoạch, đào tạo và truyền thông, cũng như mua và cung cấp thêm bơm kim tiêm, hộp an toàn và tủ lạnh chuyên dụng bảo quản vắc xin. Chỉ khi vắc-xin phòng COVID-19 được triển khai đến toàn thể người dân ở khắp mọi miền Việt Nam, thì cuộc sống và nền kinh tế mới có thể trở lại bình thường, chúng ta mới có thể đảm bảo trẻ em không bị gián đoạn việc học tập, được tiếp cận các dịch vụ bảo vệ và chăm sóc sức khỏe".
Vắc-xin phòng COVID-19 cung ứng cho Việt Nam do AstraZeneca và Đại học Oxford phát triển và ủy quyền cho SK Bioscience tại Hàn Quốc sản xuất. Vắc-xin AstraZeneca/Oxford COVID-19 đã được WHO cấp phép sử dụng trong tình huống khẩn cấp và đã được sử dụng tại Việt Nam.