Quảng Ninh: Hỗ trợ ngư dân phát triển kinh tế biển bền vững
Biển đảo - Ngày đăng : 10:51, 01/04/2021
Sản phẩm nhựa của Công ty CP Nhựa Super Trường Phát được coi là vật liệu thân thiện môi trường bởi nó được làm từ HDPE, một loại nhựa có độ bền cực tốt, chống lại sự ăn mòn tự nhiên như nước, gió, mưa… cho đến sự bào mòn của những dung dịch như axit đậm đặc, kiềm, muối,… Bên cạnh đó, chất liệu nhựa HDPE còn chịu được cả tia cực tím từ ánh sáng mặt trời trực tiếp. Các sản phẩm đã đạt các tiêu chuẩn khắt khe như TCVN, DIN và mới đây nhất là QCĐP08.
Bà Nguyễn Thị Hải Bình - Giám đốc điều hành Công ty CP Nhựa Super Trường Phát giới thiệu sản phẩm với Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam |
Vừa qua, Công ty Super Trường Phát đã tập trung vào sản xuất phao nổi HDPE, ống HDPE, lưới HDPE theo tiêu chuẩn cho nghề nuôi biển. Theo đó, đơn vị đã công bố Quy chuẩn số 08: 2020/QN là quy chuẩn kỹ thuật địa phương về vật liệu làm phao nổi trong nuôi trồng thủy sản lợ, mặn tại Quảng Ninh. Sở NN&PTNT Quảng Ninh đã tiếp nhận, thẩm định hồ sơ công bố hợp quy của Công ty Cổ phần Nhựa Super Trường Phát.
Để phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững, tăng cường bảo vệ môi trường, ngày 31/8/2020, UBND tỉnh Quảng Ninh đã có Quyết định 31/2020/QĐ-UBND về Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về vật liệu làm phao nổi trong nuôi trồng thủy sản lợ, mặn tại Quảng Ninh. Các thông số quy chuẩn trong quy định đều dựa trên cơ sở độ bền của nhựa HDPE theo hướng dẫn của FAO năm 2015 về vận hành nuôi trồng thủy sản đối với các lồng nhựa HDPE. Sản phẩm đã phù hợp quy chuẩn địa phương, có độ bền 50 năm, bảo hành cho bà con 10 năm, bảo trì vình viễn.
Mẫu lồng bè phao nổi cung cấp cho người nuôi trồng thủy sản |
Với những tính năng vượt trội, hiện sản phẩm đã được một số hộ dân nuôi trồng thủy sản tại địa phương sử dụng, đạt hiệu quả cao về thẩm mỹ và giá trị kinh tế. Nếu so với độ bền 50 năm của vật liệu với việc sử dụng miếng xốp hiện nay chỉ dùng được 1 - 2 năm rồi thải bỏ thì sản phẩm này không hề quá đắt. Song, đúng là vấn đề tài chính đầu tư ban đầu cho sản phẩm thân thiện môi trường là một việc khá nan giải đối với bà con ngư dân, đặc biệt là những hộ nuôi nhỏ lẻ. Chính vì vậy, để hỗ trợ tối đa cho hoạt động phát triển nghề cá bền vững, Công ty đang triển khai Đự án “Đồng hành cùng Quảng Ninh trong việc phát triển nuôi trồng thủy sản nước mặn lợ”.
Công ty đã triển khai hoạt động hỗ trợ tín dụng bằng việc kết nối ngân hàng với người nuôi thủy sản; bán sản phẩm và thu tiền khi tới vụ thu hoạch. Đồng thời có chính sách hợp lý thu mua lại sản phẩm đã sử dụng sau tới 10 năm khi các hộ không có nhu cầu sử dụng hoặc muốn thay đổi với giá cả hợp lý. Hỗ trợ tối đa ngư dân về mặt kỹ thuật lắp đặt, cho mượn miễn phí máy bơm… Mặt khác, để tăng cường bảo vệ môi trường biển, doanh nghiệp sẵn sàng mua lại tất cả các sản phẩm thải, bỏ sau khi sử dụng để tuần hoàn tái chế.
Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 11/NĐ-CP về giao khu vực biển cho tổ chức, cá nhân sử dụng, đây là một chính sách mới, mở ra một cơ hội cho ngư dân có nguồn tài chính đầu tư ban đầu khi khu vực biển được giao có thể trở thành tài sản được cấp sổ xanh. Đây cũng là một sự hỗ trợ đắc lực từ phía chính sách của Nhà nước đối với vấn đề phát triển bền vững kinh tế biển, có tác động trực tiếp đến người dân và doanh nghiệp.
Hy vọng, với sự khởi đầu thuận lợi tại Quảng Ninh, các địa phương có biển trong cả nước sẽ công bố quy chuẩn hợp quy về vật liệu làm phao nổi của địa phương mình, cao hơn nữa là Bộ NN&PTNT, Bộ KH&CN công bố tiêu chuẩn Việt Nam cho vật liệu làm phao nổi, lồng bè trên biển. Có như vậy mới thực sự tạo nên làn sóng xanh hóa nền kinh tế biển trong nuôi trồng thủy sản.
Quyết định số 31/2020/QĐ-UBND về quy chuẩn kỹ thuật địa phương về vật liệu sử dụng làm phao nổi trong nuôi trồng thủy sản nước lợ, mặn quy định kể từ ngày 1/1/2020, các cơ sở nuôi trồng thủy sản mặn, lợ khi đầu tư mới phải sử dụng phao nổi được sản xuất từ các cơ sở đáp ứng được quy chuẩn nêu trên. Đến ngày 1/1/2023, tất cả các cơ sở nuôi trồng thủy sản mặn, lợ phải chuyển đổi hoàn toàn vật liệu làm phao nổi đáp ứng yêu cầu của quy chuẩn.