Kịch bản BĐKH dẫn đường cho vùng ĐBSCL phát triển bền vững: Tầm nhìn dài hạn tạo đột phá

Biến đổi khí hậu - Ngày đăng : 05:59, 12/03/2021

(TN&MT) - Tại Nghị quyết 120 của Chính phủ về phát triển bền vững vùng ĐBSCL thích ứng với BĐKH, Bộ KH&ĐT được giao chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan tổ chức lập Quy hoạch vùng ĐBSCL thời kì 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Với cách tiếp cận tích hợp đa ngành, Quy hoạch được kỳ vọng có thể giải quyết đồng bộ các vấn đề chồng chéo, mâu thuẫn có tính liên ngành, liên vùng, liên tỉnh. Đồng thời, phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế so sánh của vùng, biến thách thức thành cơ hội trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là với các nước ASEAN và Tiểu vùng sông Mê Công.

Quy hoạch vùng với 5 quan điểm cốt lõi

Trong thời gian gần đây, vùng ĐBSCL có tốc độ tăng trưởng thấp so với các vùng khác, nguyên nhân do vùng dựa chủ yếu vào nông nghiệp trong khi lĩnh vực nông nghiệp có tỷ lệ đóng góp và tốc độ thấp hơn so với lĩnh vực dịch vụ và công nghiệp. Yêu cầu đặt ra đối với vùng là phải trở thành vùng động lực phát triển của cả nước.

Trong khi đó, qua đánh giá của các chuyên gia, đây lại là vùng dễ bị tổn thương nhất. Nước ngọt của sông về vùng ĐBSCL bị tác động rất lớn bởi nước từ đầu nguồn ngoài biên giới, BĐKH càng làm trầm trọng hơn hệ lụy xâm nhập mặn, phá hủy các mô hình canh tác truyền thống. Thách thức của nội vùng là việc khai thác nguồn nước chưa bền vững, lượng phù sa đã giảm đi, trong khi việc sử dụng nhiều hóa chất đã làm xói mòn, cạn kiệt tài nguyên đất. Cùng với đó, trình độ năng lực, hạ tầng của vùng ĐBSCL thấp hơn so với các vùng khác, hạ tầng nhỏ bị phân tán do nguồn lực có hạn, sông ngòi chia cắt.

 

Theo Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng, Dự thảo Quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được xây dựng dựa trên 5 quan điểm mang tính cốt lõi. Theo đó, 3 trụ cột chính để ĐBSCL phát triển bền vững là kinh tế - xã hội - môi trường. Đây là quan điểm chủ đạo của cả quy hoạch vùng và quy hoạch các địa phương trong vùng, xuyên suốt trong cả giai đoạn tầm nhìn của Quy hoạch. Yếu tố “con người” được lấy làm trung tâm, trở thành chìa khóa cho tăng trưởng và phát triển, lấy “thích ứng” với BĐKH laâm caách thûác phaát triïín phöí biïën. BÀKH àaä laâ thaách thûác khöng thïí àao ngược, bởi vậy, muốn tiến lên phía trước, bắt buộc phải thích ứng.

Một quan điểm mới là nhìn nhận vùng ĐBSCL không thuần túy khó khăn mà cần biến thách thức thành cơ hội, bằng cách thúc đẩy đổi mới, sáng tạo. BĐKH, nûúác biïín dêng hoaân toaân coá thïí trú thành yếu tố phát triển, và điều quan trọng nhất là con người vận dụng, điều chỉnh và kiểm soát chúng như thế nào.

Trong một thời gian dài, vùng ĐBSCL phát triển phân tán, quy mô nhỏ lẻ, giá trị thấp, chủ yếu phụ thuộc vào khai thác tài nguyên thiên nhiên. Trước bối cảnh, cơ hội và thách thức mới, đã đến lúc phải thay đổi mô hình phát triển theo hướng tập trung hơn, phát triển các trung tâm kinh tế, các đô thị động lực, tập trung nguồn lực để tạo các “quả đấm thép”, làm mũi nhọn cho sự phát triển của vùng.

Vùng ĐBSCL không thể phát triển nhanh, bền vững nếu chỉ đi một mình. Do vậy, tăng cường liên kết là một quan điểm mang tính tất yếu, khách quan của quy hoạch phát triển vùng. Theo đó, cần xác định những định hướng và ưu tiên phát triển rõ ràng của toàn vùng và từng tiểu vùng. Mọi vấn đề lớn, quan trọng cần được giải quyết trong mối liên kết nội vùng, liên kết với vùng Đông Nam Bộ, TP.HCM, Campuchia, kinh tế biển (bao gồm cả biển Đông và vịnh Thái Lan), tạo cơ sở để các địa phương trong vùng cùng hướng tới mục tiêu phát triển chung.

Đầu tư là giải pháp tối quan trọng trong giai đoạn đầu của quy hoạch vùng. Do vậy, cần thống nhất quan điểm tập trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thiết yếu. Phát triển hạ tầng phải đi trước một bước để tạo nền tảng cho sự tăng trưởng nhanh, ổn định, bền vững của vùng. Ưu tiên phát triển hạ tầng có ý nghĩa quan trọng cấp quốc gia, cấp vùng như giao thông, năng lượng, và kết cấu hạ tầng phục vụ việc chuyển đổi mô hình phát triển của vùng trong thời kỳ tiếp theo, đặc biệt là phát triển kinh tế nông nghiệp.

Giải quyết các thách thức từ BĐKH

Đối với các thách thức về BĐKH của vùng, quy hoạch nhấn mạnh các định hướng chủ đạo. Thứ nhất, tôn trọng sự vận hành tự nhiên của hệ sinh thái và chủ động thích ứng với BĐKH, coi nước mặn và nước lợ là tài nguyên cho sự phát triển, thay thế cho quan điểm ứng phó, chống chọi, can thiệp sâu vào quy luật tự nhiên, làm hủy hoại môi trường và hệ sinh thái.

Thứ hai, xem BĐKH không chỉ là thách thức mà còn là cơ hội chuyển đổi mô hình sản xuất; tổ chức, sắp xếp lại không gian phát triển vùng theo hướng hiệu quả, bền vững, điều chỉnh hệ thống đô thị, điểm dân cư nông thôn phù hợp, đảm bảo an toàn trước thiên tai; coi đất, nước và đa dạng sinh học là 3 trụ cột chính để phân vùng hợp lý; coi kinh tế biển là một động lực quan trọng cho sự phát triển của vùng.

Ý kiến chuyên gia:

GS.TS Trần Thục, Phó Chủ tịch Hội đồng tư vấn của Ủy ban quốc gia BĐKH:

Tôi rất kỳ vọng quy hoạch tổng thể đang được Bộ KH&ĐT xây dựng sẽ mang lại lợi ích và tháo gỡ những điểm nghẽn cho ĐBSCL. Hãy lắng nghe và sử dụng kiến thức của người dân địa phương để áp dụng cho quy hoạch này, biến những kiến thức, kinh nghiệm nhỏ lẻ của họ thành kinh nghiệm lớn cho toàn vùng.

GS.TS Trần Thục

Bên cạnh đó, liên kết liên vùng với TP.HCM, với khu vực Đông Nam Bộ rất quan trọng với ĐBSCL. Chúng ta sẽ trao đổi được về vốn, về con người, về công nghệ. Tuy nhiên, liên kết với TP.HCM, Đông Nam Bộ là chưa đủ với ĐBSCL. Cần phải có liên kết nội vùng trong đồng bằng để thu hút nguồn vốn, con người. Hiện nay, ĐBSCL chưa có một trung tâm để thu hút, phát triển cho cả vùng. Có một cái khó trong ĐBSCL là giống nhau nhiều mặt. Lúa, thủy sản, cây ăn trái các tỉnh đều giống nhau. Vậy trong quy hoạch cần xác định rõ những nơi nào có thế mạnh hơn để phát triển kinh tế và liên kết tốt hơn.

Ông Ketut Ariadi Kusuma, Ngân hàng Thế giới (WB):

Trong giai đoạn 2021 - 2025, WB ước tính nhu cầu tài chính cho đầu tư phát triển của ĐBSCL là khoảng 4,7 - 6,7 tỷ đô la Mỹ và dự kiến các nguồn mới chỉ đáp ứng được trên 2 tỷ đô la Mỹ.

Ông Ketut Ariadi Kusuma

Các khoản đầu tư giúp ĐBSCL ứng phó hiệu quả với BĐKH cần hướng tới cơ sở hạ tầng phục vụ đa mục đích trong các lĩnh vực thiết yếu như: thủy lợi; năng lượng; giao thông cấp 2, cấp 3 cả đường thủy và đường bộ; cơ sở hạ tầng gia tăng giá trị và chế biến; phòng chống lũ lụt và giữ nước ngọt; các trạm quan trắc, giám sát khí tượng thủy văn, nước ngầm và nước mặt, tải lượng phù sa… Bên cạnh đó, cần nâng cấp cảng và khu neo đậu tránh trú bão ở các tỉnh ven biển, nơi thủy sản là một hoạt động kinh tế quan trọng, cải tạo hệ thống đê kè ven biển, ven sông, các hệ thống hỗn hợp kiểm soát xói mòn.

Tôi cho rằng, để góp phần đảm bảo nguồn lực, Việt Nam có thể cân nhắc chuyển các nguồn hiện có sang đầu tư thông minh với khí hậu và đưa vào các công cụ tài chính mới như định giá carbon, bảo hiểm rủi ro thiên tai, trái phiếu xanh và khuyến khích các ngân hàng đưa ra các gói tài chính xanh, tùy theo các kế hoạch trong ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn.

Ông Jean-Marc Champagne, Tổ chức quốc tế về bảo tồn thiên nhiên WWF:

Để thu hút đầu tư từ khối tư nhân, Việt Nam cần có những dự án bền vững có tính khả thi về thương mại. Bên cạnh tác động môi trường tích cực tại một cảnh quan nhất định, các dự án này cũng tạo mối liên hệ với các dự án khác trong cùng cảnh quan (không nhất thiết phải là một giải pháp dựa vào thiên nhiên).

Ông Jean-Marc Champagne

Một dự án khả thi thương mại cần có giá trị thương mại và tạo ra doanh thu, lợi nhuận cho các nhà đầu tư. Thực tế đã có những dự án như vậy nhưng chưa nhiều, và các nhà đầu tư bày tỏ họ gặp khó khăn trong việc tiếp cận và xác định các dự án đảm bảo được các tiêu chí khả thi về thương mại.

Ông Kim van Nieuwaal, Giám đốc Delta Alliance:

Quy hoạch ĐBSCL cần có một cách tiếp cận hệ thống tổng hợp để thể hiện giá trị của các giải pháp dựa vào tự nhiên (NbS) bao gồm cả giá trị phi tiền tệ và chia sẻ lợi ích chung. Muốn làm được điều này cần đánh giá một cách hệ thống các giá trị và lợi ích, tính đến các khía cạnh thể chế, tài chính và kỹ thuật.

Ông Kim van Nieuwaal

Từ đó, lồng ghép các giải pháp đa ngành với bảo tồn các hệ sinh thái phù hợp với quy mô đồng bằng. Thách thức chủ yếu trong đô thị hóa đồng bằng là chuyển đổi từ việc quy hoạch thích ứng sang việc thích ứng có quy hoạch và cấp vốn cho đầu tư vào cơ sở hạ tầng - yếu tố quyết định đến tốc độ phát triển của khu vực.

Việt Anh (Tổng hợp)

Thứ ba, thay đổi tư duy về an ninh lương thực từ việc phát triển nông nghiệp ĐBSCL dựa vào cây lúa; xoay trục chiến lược sang thủy sản - trái cây - lúa gạo phù hợp với thị trường. Phát triển nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao kết hợp với dịch vụ, du lịch sinh thái, công nghiệp với trọng tâm là công nghiệp chế biến, nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm    nông nghiệp.

Theo Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương, hiện nay, Bộ đang tích cực phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, địa phương và các chuyên gia để hoàn thiện dự thảo quy hoạch. Sau khi được phê duyệt, đây sẽ là cơ sở để định hướng cho các địa phương xây dựng quy hoạch tỉnh, các quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành có liên quan, như quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh, quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị… cho thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quy hoạch cũng sẽ giúp tăng cường quản lý, sử dụng hiệu quả tiết kiệm, bền vững tài nguyên nước, đất đai và các tài nguyên thiên nhiên khác; điều phối liên kết vùng ĐBSCL, tạo cơ sở cho việc định hướng xây dựng cơ chế chính sách phù hợp, thúc đẩy sự hợp tác giữa các địa phương trong và ngoài vùng, cũng như giữa các ngành, lĩnh vực trong quá trình tổ chức triển khai các chương trình, dự án đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng chung của vùng, hoặc công trình có phạm vi ảnh hưởng liên vùng, quốc gia và quốc tế. Đồng thời, đây cũng là kênh cung cấp những thông tin định hướng phát triển của vùng ĐBSCL tới tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng xã hội và người dân địa phương để huy động hiệu quả các nguồn lực của xã hội, thúc đẩy hợp tác công tư hướng tới sự thịnh vượng chung của toàn vùng.

Trung Nguyên