Ưu tiên đầu tư ngân sách cho vùng đất “chín rồng”
Trong nước - Ngày đăng : 10:39, 11/03/2021
Theo đó, tổng số vốn đầu tư cho địa phương trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 (chưa bao gồm 10% dự phòng) là 193.967,151 tỷ đồng chiếm 16,53% so với cả nước. Cụ thể, ngân sách Trung ương hỗ trợ có mục tiêu là 79.905,9 tỷ đồng gồm: nguồn vốn hỗ trợ đầu tư có mục tiêu là 42.321,62 tỷ đồng; nguồn vốn trái phiếu Chính phủ là 20.673,097 tỷ đồng) nguồn vốn nước ngoài là 16.911,182 tỷ đồng. Nguồn vốn cân đối ngân sách địa phương là 114.061,251 tỷ đồng.
Vốn đầu tư trung hạn qua các Bộ, ngành giai đoạn 2016 - 2020 cho vùng ĐBSCL trong một số lĩnh vực cụ thể: nông nghiệp (28.200 tỷ đồng), giao thông (32.961 tỷ đồng); y tế (947,5 tỷ đồng).
Ưu tiên đầu tư sử dụng ngân sách cho vùng ĐBSCL giai đoạn 2021 - 2025. |
Nguồn vốn bổ sung ngoài Kế hoạch trung hạn giai đoạn 2016 - 2020: đã xử lý sạt lở cấp bách nguy hiểm từ nguồn dự phòng Ngân sách Trung ương năm 2018 là 1.500 tỷ đồng, tiếp tục bố trí từ nguồn dự phòng chung Kế hoạch trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 là 1.000 tỷ đồng.
Trong khuôn khổ Chương trình Mục tiêu BĐKH và tăng trưởng xanh giai đoạn 2016 - 2020, Thủ tướng Chính phủ đã giao 3.700 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Trung ương cho 20 dự án BĐKH tại ĐBSCL.
Về xây dựng cơ chế ưu tiên phân bổ ngân sách Nhà nước cho vùng ĐSBCL giai đoạn 2021 - 2025: các địa phương vùng ĐBSCL đã có cơ chế tính điểm một số tiêu chí về vùng cao hơn các địa phương khác.
Về xây dựng danh mục các dự án ưu tiên đầu tư sử dụng ngân sách Nhà nước cho vùng ĐBSCL giai đoạn 2021 - 2025: đối với nguồn vốn bổ sung có mục tiêu, các địa phương vùng ĐBSCL dự kiến được hỗ trợ 175.946 tỷ đồng; đối với hỗ trợ đầu tư các dự án quan trọng liên kết vùng, mỗi địa phương vùng ĐBSCL đã đề xuất hỗ trợ từ ngân sách Trung ương giai đoạn 2021 - 2025 cho 1 dự án liên kết vùng với tổng số vốn là 16.750 tỷ đồng.
Đối với nguồn lực ưu tiên khác: Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với Ngân hàng Thế giới nghiên cứu, đề xuất Khoản hỗ trợ ngân sách có mục tiêu phát triển bền vững vùng ĐBSCL quy mô dự kiến 1,05 tỷ USD (tương đương 24.600 tỷ đồng) giai đoạn 2021 - 2025 nhằm huy động nguồn lực cho vùng ĐBSCL tập trung vào hoàn thiện, đổi mới cơ chế chính sách đi kèm với các dự án liên kết vùng để đầu tư cơ sở hạ tầng, phòng chống hạn hán xâm nhập mặn và thích ứng với BĐKH theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 5/9/2019.
Chính phủ cũng ban hành nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi về thuế, phí nhằm khuyến khích đầu tư, phát triển lĩnh vực nông nghiệp như miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến nông sản của hợp tác xã; miễn thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối...; miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp; miễn lệ phí trước bạ đối với đất Nhà nước giao sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp; miễn thu thủy lợi phí...
Nhiều chính sách tín dụng ưu đãi được ban hành như chính sách tín dụng đóng mới, nâng cấp tàu, cấp bù lãi suất; tín dụng cho các dự án phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội tại địa phương từ Quỹ đầu tư phát triển địa phương (tính đến hết 31/12/2018, dư nợ cho vay của 10 Quỹ đầu tư phát triển địa phương vùng ĐBSCL đạt trên 1.800 tỷ đồng).
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển đến năm 2030 tại Quyết định số 957/QĐ-TTg ngày 06/7/2020. Từ năm 2018 đến nay, tổng nguồn vốn từ ngân sách Trung ương và ODA hỗ trợ các tỉnh vùng ĐBSCL là 6.622 tỷ đồng để xử lý 156,9 km sạt lở bờ sông, bờ biển, góp phần ổn định dân sinh, vùng ven sông, ven biển. Theo thống kê, hiện nay, cần tiếp tục xử lý 76 điểm sạt lở bờ sông, bờ biển với chiều dài 140 km, tổng mức đầu tư khoảng 8.143 tỷ đồng.
Chương trình Mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH và Chương trình Hỗ trợ ứng phó với BĐKH đã hỗ trợ 28 dự án (8 dự án liên quan đến xây dựng đê biển, đê sông ở những khu vực xung yếu, 20 dự án liên quan đến trồng, phục hồi rừng ngập mặn ven biển). Chương trình Mục tiêu ứng phó với BĐKH và tăng trưởng xanh hỗ trợ 20 dự án với kinh phí 3.700 tỷ đồng đã được Thủ tướng Chính phủ giao vốn trung hạn.
Triển khai các hoạt động xử lý sạt lở cấp bách bờ sông, bờ biển, hướng dẫn thực hiện các giải pháp kỹ thuật, xử lý khẩn cấp những đoạn sụt lún, sạt lở trọng điểm; chỉ đạo cắm biển cảnh báo, xây dựng bản đồ sạt lở vùng ĐBSCL, bố trí ngân sách xây dựng công trình phòng chống sạt lở, ưu tiên 36 dự án xử lý cấp bách với tổng kinh phí là 2.500 tỷ đồng.