Nâng niu “vàng trắng”
Tài nguyên nước - Ngày đăng : 06:58, 02/01/2021
Kịp thời vào cuộc giải quyết các “sự cố”
Hẳn mỗi chúng ta đều nhớ, vào khoảng tháng 4/2020, trong khi dịch Covid-19 vẫn đang hoành hành thì ở khu vûåc Đöng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và Tây Nguyên, người dân đang phải đối mặt với hạn hán và xâm nhập mặn. Mặc dù hạn mặn ở ĐBSCL ở mức nghiêm trọng như năm 2016, nhưng do công tác dự báo, cảnh báo sớm của Bộ TN&MT, đặc biệt là sự chỉ đạo rất kịp thời của Thủ tướng Chính phủ và sự chủ động phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn của các địa phương trong vùng nên đã giảm thiểu đáng kể thiệt hại do hạn mặn mùa khô năm 2020.
Để giúp người dân chống hạn và xâm nhập mặn, Bộ TN&MT đã kịp thời chỉ đạo Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia khai dẫn nguồn nước, xây trạm cấp nước hỗ trợ người dân ĐBSCL và Tây Nguyên có đủ nước phục vụ ăn uống và sinh hoạt.
Tập trung toàn lực quản lý và đảm bảo nguồn nước. |
Đối với các lưu vực sông thuộc khu vực Miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, Bộ TN&MT đã chỉ đạo hết sức gắt gao các cơ quan, đơn vị liên quan, đặc biệt là Tổng cục Khí tượng Thủy văn và Cục Quản lý tài nguyên nước trong công tác dự báo, cảnh báo, cung cấp thông tin kịp thời về tình hình khí tượng, thủy văn. Theo đó, đã đôn đốc, chỉ đạo kịp thời việc điều chỉnh vận hành, điều tiết xả nước các hồ chứa lớn, quan trọng trên các lưu vực sông Mã, sông Cả, sông Hương, Vu Gia - Thu Bồn, sông Ba, sông Sê San, sông Đồng Nai,…
Xây dựng hệ thống văn bản pháp luật đáp ứng yêu cầu thực tiễn
Để đáp ứng với yêu cầu thực tiễn của công tác quản lý tài nguyên nước, năm qua, Cục Quản lý tài nguyên nước đã tham mưu cho Bộ TN&MT xây dựng, trình Chính phủ Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 82/2017/NĐCP của Chính phủ quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước. Xây dựng Thông tư quy định kỹ thuật quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh; Thông tư hướng dẫn nội dung, biểu mẫu kiểm kê, báo cáo kết quả kiểm kê tài nguyên nước; Quy hoạch tài nguyên nước quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Lập Nhiệm vụ quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Đồng Nai thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050…
Thực hiện chỉ đạo của Bộ TN&MT, Cục đã chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng Báo cáo An ninh nguồn nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt và quản lý an toàn hồ, đập trình Bộ gửi Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Quốc hội để báo cáo Ủy ban Thường vụ quốc hội về việc giám sát “An ninh nguồn nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt và quản lý an toàn hồ, đập gắn với bảo vệ và phát triển rừng”.
Ông Châu Trần Vĩnh, Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước cho biết: Cục đã xây dựng và đưa vào vận hành hệ thống thông tin giám sát tài nguyên nước nhằm kiểm soát hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước của các tổ chức, cá nhân. Tính đến ngày 18/11/2020, hệ thống đã cập nhật tổng cộng 1.558 giấy phép về tài nguyên nước các loại, bao gồm: 338 Giấy phép xả nước thải; 676 Giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt; 18 Giấy phép khai thác, sử dụng nước biển; 243 Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất; 124 Giấy phép thăm dò nước dưới đất và 159 Giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất.
Đối với việc thực hiện giám sát việc vận hành các hồ chứa theo quy trình vận hành liên hồ, đến nay 100% đã được kết nối, cung cấp thông tin, dữ liệu hàng ngày. Nhờ có hệ thống này mà số liệu tại các hồ chứa trên 11 lưu vực sông đã được đồng bộ giúp cho công tác quản lý, giám sát được thuận lợi và hiệu quả hơn.
Cục đã thực hiện việc tiếp nhận và trả kết quả các thủ tục hành chính của lĩnh vực tài nguyên nước trên hệ thống Cổng Dịch vụ công trực tuyến https://dichvucong. monre.gov.vn. Đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 đối với 14 thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực tài nguyên nước theo Quyết định số 2568/QĐ-BTNMT ngày 20/10/2017. Thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đối với 6 thủ tục hành chính theo Quyết định số 1957/QĐ-BTNMT ngày 19/6/2018 của Bộ TN&MT phục vụ người dân và doanh nghiệp theo hướng hiệu quả (tiết kiệm thời gian, chi phí…). Tính từ đầu năm đến nay, Cục đã tiếp nhận 39 thủ tục hành chính theo hình thức trực tuyến.
Xây dựng quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước theo Thông báo số 33/TB-BTNMT ngày 22/4/2020, Cục Quản lý tài nguyên nước đã xây dựng Dự thảo quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước trình Bộ thẩm định ban hành tại Quyết định số 1610/QĐ-BTNMT ngày 22/7/2020 về việc ban hành Quy trình nội bộ thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước của Bộ TN&MT.
Việc ban hành Quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước đã rút ngắn thời gian giải quyết các thủ tục hành chính, tiết kiệm thời gian, chi phí cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp từ 45 ngày theo quy định xuống còn 40 ngày đối với quy trình cấp mới giấy phép; giảm từ 35 ngày theo quy định xuống còn 33 ngày đối với Quy trình điều chỉnh, gia hạn giấy phép và giảm từ 20 ngày theo quy định xuống còn 17 ngày đối với quy trình cấp lại giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước.
Tập trung toàn lực quản lý và đảm bảo nguồn nước
Theo ông Châu Trần Vĩnh: Năm 2021, Cục Quản lý tài nguyên nước tập trung xây dựng, trình phê duyệt Quy hoạch tài nguyên nước thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; xây dựng Quy hoạch tổng hợp tài nguyên nước liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh. Xây dựng Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Xây dựng Đề án đảm bảo an ninh nguồn nước quốc gia; Xây dựng Đề án tổng kiểm kê tài nguyên nước quốc gia, giai đoạn đến năm 2025, trình phê duyệt và triển khai thực hiện.
Để quản lý chặt chẽ nguồn nước, đảm bảo cho các mục tiêu chung, Cục sẽ tiến hành giám sát việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải; theo dõi, đánh giá, dự báo tình hình suy thoái, cạn kiệt, xâm nhập mặn nguồn nước; thực hiện các giải pháp phòng, chống khô hạn, xâm nhập mặn, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, trước mắt ưu tiên những vùng bị ảnh hưởng nặng. Điều hoà, phân bổ nguồn nước cho các mục đích sử dụng nước bằng công cụ quan trắc, giám sát tự động trên cơ sở các quy hoạch và hạn ngạch cấp phép khai thác sử dụng nguồn nước.
Tổ chức triển khai có hiệu quả các cơ chế điều phối, giám sát liên ngành trong quản lý, khai thác, sử dụng, bảo vệ nguồn nước lưu vực sông với sự tham gia giám sát của cộng đồng. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước; tăng cường tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức cộng đồng pháp luật về tài nguyên nước.
Đồng thời, thúc đẩy cơ chế chia sẻ, giải quyết tranh chấp, xung đột tài nguyên nước xuyên biên giới theo các quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật sử dụng các nguồn nước liên quốc gia cho các mục đích phi giao thông thủy và thông lệ quốc tế; trước mắt là cơ chế chia sẻ thông tin trong vận hành điều tiết nguồn nước; chủ động tham mưu chủ trương, đối sách của Việt Nam trong các khuôn khổ hợp tác Mê Công, Mê Công - Lan Thương.