Cuộc thi “Sáng tác ảnh về Môi trường và Đa dạng sinh học thành phố Đà Nẵng”: Vũ khúc Sơn Trà
Môi trường - Ngày đăng : 06:32, 19/11/2020
Ban Tổ chức Cuộc thi “Sáng tác ảnh về Môi trường và Đa dạng sinh học thành phố Đà Nẵng” xin giới thiệu chùm ảnh của 1 tác giả gửi đến cuộc thi về vẻ đẹp cũng như góc máy riêng với loài linh trưởng tuyệt đẹp này.
Lời thuyết trình của tác giả:
Nằm cách trung tâm TP Đà Nẵng khoảng 10km về phía Đông Bắc, bán đảo Sơn Trà (phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng) được xem là "viên ngọc quý" của thành phố. Nơi đây có diện tích hơn 4.400 ha, dài 13km với chu vi khoảng 60km, độ cao trung bình 350m, cao nhất là đỉnh Ốc gần 700m.
Vào trung tuần cuối tháng 4, đầu tháng 5, cây rừng trên bán đảo Sơn Trà vào mùa thay lá, nhiều cây nở hoa. Trong đó có loài hoa Thàn mát với sắc hoa tím cả góc trời khiến ai nhìn thấy đều mê mẩn, xuýt xoa trước vẻ đẹp của loài hoa này. Đặc biệt, hoa Thàn mát cũng là thức ăn yêu thích của "Nữ hoàng linh trưởng" - Vọoc Chà vá chân nâu.
Hàng ngày, từ sáng sớm (khoảng 5 - 6 giờ 30 phút) hay buổi chiều (từ 15 giờ 30 phút tới 17 giờ 30 phút) có rất nhiều du khách và nhiếp ảnh gia lên bán đảo Sơn Trà "săn ảnh" mùa hoa tím Thàn mát.
Năm nào cũng có loài hoa này nở, nhưng mỗi năm lại có một vẻ đẹp cũng như góc máy riêng mà tôi không thể nào bỏ qua. Loài hoa này nó chỉ nở và tàn trong vòng khoảng 1 tuần nên dù bận công việc tôi vẫn cố gắng lên bán đảo Sơn Trà lưu lại những bức ảnh đẹp. Phải nói là hiếm có nơi nào mà "rừng trong phố" đẹp như ở Đà Nẵng, tôi nghĩ du khách nên trải nghiệm một lần trong đời để thấy được vẻ đẹp hoang sơ và quyến rũ nơi đây.
Với đặc trưng 5 màu, Voọc chà vá chân nâu (hay còn gọi là Chà vá chân đỏ hoặc Voọc ngũ sắc) được tổ chức bảo vệ động vật hoang dã quốc tế tôn vinh là “nữ hoàng” của các loài linh trưởng cư trú trong rừng sâu bởi vẻ đẹp khác thường của nó. Loài này thuộc danh mục nhóm IIB ở mức nguy cấp trong sách đỏ Việt Nam và tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới xếp vào danh sách các loài động vật cần được bảo vệ vô điều kiện.
Anh Jonathan, nghiên cứu sinh người Mỹ cho biết: “Quả thật đây là kho báu của thế giới. Voọc chà vá chân nâu là linh trưởng quý hiếm, qua tìm hiểu tôi biết loài voọc này đang tồn tại một số nơi trên thế giới. Riêng ở Bán đảo Sơn Trà được đánh giá là có số lượng cá thể lớn nhất, nên tôi quyết định chọn nơi đây để làm đề tài nghiên cứu sinh, bảo vệ luận án tiến sĩ của mình.
Khác với những đề tài nghiên cứu của các nhà khoa học trước đây, tôi sẽ tập trung nghiên cứu quá trình sinh sống, ăn uống, hệ tiêu hóa của loài linh trưởng này. Tôi nghĩ đây sẽ là cơ sở để đưa ra các giải pháp bảo vệ loài voọc này trên thế giới” - anh Jonathan nói.
Đàn Vọoc
|