Hàng nghìn ca tử vong do Covid-19 có thể liên quan đến ô nhiễm không khí
Thế giới - Ngày đăng : 17:22, 28/10/2020
Nghiên cứu cũng cho thấy, hơn 6.000 ca tử vong do Covid-19 ở Anh có thể liên quan đến việc tiếp xúc lâu dài với ô nhiễm không khí.
Các nhà khoa học đã công bố số liệu này trên tạp chí Tim mạch và cho biết, số liệu họ đưa ra không ngụ ý rằng ô nhiễm không khí trực tiếp gây ra cái chết cho bệnh nhân Covid-19; nhưng nó có thể làm trầm trọng thêm các tình trạng sức khỏe khác như huyết áp cao, bệnh mạch vành, tiểu đường, hen suyễn và COPD, dẫn đến nguy cơ tử vong do vi rút cao hơn.
Hàng nghìn ca tử vong do Covid-19 có thể liên quan đến ô nhiễm không khí |
Các nhà nghiên cứu cũng cho biết, tỷ lệ tử vong có thể tránh được nếu mọi người tiếp xúc với mức độ ô nhiễm không khí thấp hơn, không phát thải do đốt nhiên liệu hóa thạch…
Nghiên cứu này của các nhà khoa học có sử dụng dữ liệu từ các nghiên cứu trước đây của Hoa Kỳ và Trung Quốc về ô nhiễm không khí và sự bùng phát của Covid-19 và Sars vào năm 2003, cũng như dữ liệu từ Ý.
Nó cũng dựa trên dữ liệu vệ tinh để cho thấy mức độ phơi nhiễm toàn cầu với PM2.5, thông tin về điều kiện khí quyển và mạng lưới giám sát ô nhiễm trên mặt đất để tạo ra một mô hình ước tính tỷ lệ tử vong do Covid liên quan đến ô nhiễm không khí.
“Ở Anh, đã có hơn 44.000 ca tử vong do coronavirus và chúng tôi ước tính rằng tỷ lệ do ô nhiễm không khí là 14%, có nghĩa là hơn 6.100 ca tử vong có thể do ô nhiễm không khí”, Giáo sư Jos Lelieveld, Viện Hóa học Max Planck
Đánh giá của các nhà nghiên cứu cho thấy, 27% số ca tử vong ở Đông Á có thể là do ô nhiễm không khí, 17% ở Bắc Mỹ là 17% và khoảng 19% ở châu Âu nói chung.
Giáo sư Jos Lelieveld, từ Viện Hóa học Max Planck ở Mainz, Đức, và Viện Cyprus Nicosia, cho biết, vì số người chết vì Covid-19 liên tục tăng nên không thể đưa ra con số chính xác hoặc cuối cùng về số ca Covid-19 tử vong ở mỗi quốc gia có thể do ô nhiễm không khí.
Nghiên cứu viên, Giáo sư Thomas Munzel, từ Đại học Johannes Gutenberg và Trung tâm Nghiên cứu Tim mạch Đức ở Mainz, cho biết, hít phải các hạt ô nhiễm gây viêm và làm tổn thương động mạch.
“Nếu cả hai tiếp xúc lâu dài với ô nhiễm không khí và nhiễm vi rút Covid-19 kết hợp với nhau thì chúng ta sẽ có tác động phụ lên sức khỏe, đặc biệt là đối với tim và mạch máu, dẫn đến khả năng bị tổn thương nhiều hơn và khả năng phục hồi kém hơn đối với Covid -19” ông nói.
Nếu bạn đã mắc bệnh tim, thì ô nhiễm không khí và nhiễm coronavirus sẽ gây ra rắc rối có thể dẫn đến đau tim, suy tim và đột quỵ.
“Nếu cả hai tiếp xúc lâu dài với ô nhiễm không khí và nhiễm vi rút Covid-19 kết hợp với nhau thì chúng ta sẽ có tác động phụ lên sức khỏe, đặc biệt là đối với tim và mạch máu, dẫn đến khả năng bị tổn thương nhiều hơn và khả năng phục hồi kém hơn đối với Covid- 19”, Giáo sư Thomas Munzel, Đại học Johannes Gutenberg
Cũng theo nghiên cứu, các hạt ô nhiễm mịn giúp kéo dài thời gian vi rút lây nhiễm tồn tại trong không khí, tạo điều kiện cho sự lây truyền của chúng.
Các nhà nghiên cứu cho biết phần lớn các hạt vật chất đến từ nhiên liệu hóa thạch và kêu gọi các nỗ lực cắt giảm lượng khí thải gây ô nhiễm không khí và biến đổi khí hậu được vì lý do sức khỏe con người và môi trường.
Nhận xét về nghiên cứu, Giáo sư Anna Hansell, từ Đại học Leicester, cho biết, mặc dù có mối liên hệ giữa ô nhiễm không khí và tỷ lệ tử vong do Covid-19, nhưng vẫn còn quá sớm để định lượng chính xác tỉ lệ đó là bao nhiêu phần trăm. Trong nghiên cứu này chỉ đưa ra tỉ lệ theo con số thống kê hiện tại để làm bằng chứng về sự liên quan.
“Tuy nhiên, có rất nhiều lý do chính đáng khác để hành động ngay bây giờ để giảm ô nhiễm không khí- nguyên nhân của 7 triệu ca tử vong trên toàn thế giới mỗi năm mà WHO đã công bố”, Giáo sư Anna Hansell đánh giá.
“Có rất nhiều lý do xác đáng để hành động ngay bây giờ để giảm ô nhiễm không khí- nguyên nhân của 7 triệu ca tử vong trên toàn thế giới mỗi năm mà WHO đã công bố”, Giáo sư Anna Hansell, Đại học Leicester