5 không, 3 có, 4 an - thương hiệu của TP. Đà Nẵng

An ninh trật tự - Ngày đăng : 17:45, 25/09/2020

(TN&MT) - Ngày 25/9 UBND TP. Đà Nẵng đã triển khai hội nghị Đánh giá Kết quả thực hiện Chương trình Thành phố “5 không”, “3 có”, “4 an” gắn với Chỉ thị số 43/CT-TU về văn hóa, văn minh đô thị.

Theo đó, với những thành tựu và hiệu quả mà Chương trình mang lại đã góp phần từng bước thay da đổi thịt, tạo ra một diện mạo mới “Thành phố năng động, thân thiện, an bình” tạo đà để thành phố phát triển nhanh, bền vững và 5 không, 3 có, 4 an đã trở thàn h thương hiệu mà bạn bè, du khách trong nước quốc tế biết đến Đà Nẵng.

Quang cảnh hội nghị

Từ năm 2000 – 2020 thành phố triển khai Chương trình “5 không” thực hiện với các mục tiêu “Không có hộ đói, không có người mù chữ, không có người lang thang xin ăn, không có người nghiện ma túy không được kiểm soát trong cộng đồng, không có giết người để cướp của”. Sau 2 năm thực hiện chương trình đã xóa hết 850 hộ đói, chuyển snag mục tiêu không có hộ đặc biệt nghèo đã trợ giúp cho gần 6.000 hộ vươn lên thoát nghèo.

Với nhiều mô hình như Tiếp sức đến trường, Dòng họ học tập, Tộc họ khuyến học đã đưa con số từ 600 em học sinh bỏ học hàng năm giảm dần qua các năm và đến nay còn lại khoảng 50 em (năm 2020).

Từ năm 2000 – 2020, thành phố đã tập trung xử lý 4.409 trường hợp, phân loại giải quyết về cho gia đình, địa phương quản lý hướng dẫn chuyển đổi ngành nghề 3.235 trường hợp. Đến nay, thành phố cơ bản không có người xin ăn, đây cũng trở thành thương hiệu của Đà Nẵng được du khách trong và ngoài nước biết đến.

Đối với mục tiêu “Không có người nghiện ma túy không được kiểm soát trong cộng đồng” thành phố luôn quan tâm hỗ trợ, giải quyết các vấn đề xã hội cho người sau cai nghiện ma túy. Từ năm 2000 đến nay đã lập hồ sơ, xử lý 23.494 lượt trường hợp bao gồm các trường hợp cai nghiện, nghiện phạm tội về ma túy… Ngoài ra, thành phố còn hỗ trợ vốn, sửa chữa nhà ở, bố trí chung cư, giải quyết việc làm … cho gần 2.000 trường hợp hoàn lương.

Trong những năm qua thành phố không xảy ra vụ án nào mang tính thảm sát để cướp tài sản chính vì thế mục tiêu “không có giết người để cướp của” chủ yếu là gây án nhỏ lẻ, bộc phát và hầu như không có tính tổ chức.

Chương trình “Thành phố 3 có” thực hiện từ năm 2005 - 2020 với 3 mục tiêu có nhà ở, có việc làm, có nếp sống văn minh đô thị là một bước tiến tiếp theo trên nền tảng kết quả Chương trình “Thành phố 5 không”.

Thực hiện mục tiêu “có nhà ở”, thành phố tập trung đầu tư, kêu gọi đầu tư xây dựng quỹ nhà ở xã hội, đưa vào sử dụng 10. 836 căn hộ chung cư, nhà liền kề và khu ký túc xá tập trung phía Đông và Tây thành phố với 6. 876 chỗ cho sinh viên; giải quyết 9. 857 căn hộ cho các hộ gia đình chính sách, hộ thuộc diện giải tỏa, hộ nghèo...

Khen thưởng các tập thể và cá nhân có nhiều thành tích, đóng góp cho Chương trình “5 không”, “3 có”, “4 an”

Thực hiện mục tiêu có việc làm” với các đề án, chính sách có trọng tâm, hướng đến các đối tượng đặc thù… kết quả mỗi năm giải quyết việc làm bình quân cho hơn 30. 000 lao động, hạ tỷ lệ thất nghiệp từ 5,06% năm 2006 xuống còn 3,4/% cuối năm 2019. Đề án xây dựng nếp sổng Văn hóa văn minh đô thị gắn với Chỉ thị 43/CT-TU về văn hóa văn minh đô thị, đến nay, thành phố có 215 tuyến đường văn minh đô thị, 2. 642 thôn/tổ không rác và 16 chợ đạt chuẩn văn minh đô thị; ý thức chấp hành của người dân được nâng lên, tình trạng đổ nước, rác thải, rải gạo muối, đốt vàng mã ra đường đã hạn chế, các hành vi quảng cáo rao vặt sai quy định, buôn bán hàng rong trên các tuyến đường phố chính, đeo bám, chèo kéo khách du lịch có chuyển biến rõ rệt.

Chương trình “Thành phố 4 an” (thực hiện từ năm 2016-2020) với 4 mục tiêu An ninh trật tự, An toàn giao thông, An toàn vệ sinh thực phẩm, An sình xã hội là sự kế thừa có chọn lọc, tổng hợp và phát triển các chương trình thành phố 5 không và 3 có, đồng thời tích hợp, bổ sung một số nội dung mới nhằm đáp ứng cácc nhu cầu mới phù hợp với đều kiện xã hội, thực tiễn phát triển của thành phố trong giai đoạn này.

An ninh trật tự được giữ vững, trật tư an toàn xã hội được đảm bảo, tội phạm đuợc kiểm soát và kiềm chế, không xảy ra điểm nóng phức tạp về an ninh trật tự. An toàn giao thông có chuyển biến tích cực, tai nạn giao thông từ 2016 đến nay đã giảm sâu cả 03 tiêu chí vê số vụ, số người chết và bị thương, trung bình hằng năm giảm 11,6% về số vụ, 11,5% về số người chết và 18,4% về số người bị thương.

Công tác thanh kiểm tra, kiểm soát, quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm có chuyển biến tích cực. Thanh, kiểm tra trên 61.000 lượt cơ sở, xử lý vi phạm gần 2.000 trường hợp, phạt tiền trên 6 tỷ đồng các hành vi vi phạm. Có 5.089/5.155 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP, đạt tỷ lệ 98, 71% cơ sở được phân câp quản lý (năm 2016 tỷ lệ này là 79,5%), đã có 8/66 chợ và 269 siêu thị, cửa hàng tiện ích đảm bảo đủ điều kiện ATTP.

Với những thành tựu và hiệu quả mà Chương trình mang lại 5 không, 3 có, 4 an đã trở thành thương hiệu của thành phố Đà Nẵng.

Hệ thống chính sách An sinh xã hội trên cảc lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa, xã hội, bảo hiểm, môi trường… được hoàn thiện, mở rộng nhóm đối tượng, tăng độ bao phủ, tăng mức hỗ trợ.

Với những kết quả trên, Đà Nẵng đã từng bước chiếm được cảm tình của du khách trong nước và quốc tế, được xem là thành phố an bình, vinh dự có tên trong bảng xếp hạng những điểm đến hấp dẫn, thành phố đảng sống của các tạp chí du lịch, trang web.

Phạm Yến