Việt Yên – Bắc Giang: Cần làm rõ trách nhiệm trong quản lý tài chính tại xã Hoàng Ninh

Bạn đọc - Pháp luật - Ngày đăng : 13:31, 28/08/2020

(TN&MT) -Thanh tra huyện Việt Yên vừa có kết luận số 03/KL-TTr, ngày 03 tháng 7 năm 2020 về việc thanh tra công tác quản lý tài chính đối với UBND xã Hoàng Ninh, qua kiểm tra phát hiện hàng loạt sai phạm về quản lý, sử dụng quỹ tiền mặt (QTM)   trước khi bàn giao sáp nhập vào thị trấn Nếnh. Tuy nhiên, điều làm dư luận bức xúc là những người vi phạm không bị xử lý đúng pháp luật mà chỉ yêu cầu ...nộp ại tiền cho quỹ?!

Tòa nhà công vụ thị trấn Nếnh, Bắc Giang (ảnh minh họa)

Nhiều chi tiêu quỹ tiền mặt sai quy định

Theo đó, từ tháng 2/2009 đến tháng 6/2020, bà Trần Thị Thoan giữ chức cán bộ văn thư lưu trữ trừ 2009 – 2020 và được giao nhiệm vụ làm Thủ quỹ và quản lý Quỹ tiền mặt (QTM) của đơn vị. Tuy nhiên, trong thời gian nhậm chức của bà Thoan, qua hoạt động kiểm kê quỹ thì phát hiện số lượng tiền mặt do bà Thoan giữ đã thâm hụt so với số liệu quỷ tiền mặt của sổ sách kế toán lên tới 1.612.569.787  tỷ đồng.

Trong kết quả phân tích đối chiếu của Ban Thanh Tra cho thấy thực trạng, trong hoạt động quản lý tài chính có nhiều dấu hiệu sai phạm khi có tình trạng kê khai trùng 02 lần chứng từ chi với số tiền hơn 7,85 triệu đồng; Kê số chi sai với tổng chênh lệch hơn 1,9 triệu đồng: Lập phiếu thu nhưng chưa thu tiền tới 18,5 triệu đồng; tổng số tiền thu thừa tới 128,5 triệu đồng

Bên cạnh đó,  sau khi rà soát kiểm tra lại, còn phát hiện thấy tổng số tiền qũy tiền mặt tồn thực tế tính đến 28/2//2020 là hơn 1,5 tỷ đồng tại UBND xã Hoàng Ninh. Trong đó, gồm có nguồn thu chi thường xuyên hơn 1,3 tỷ đồng; nguồn từ đất dịch vụ hơn 221 triệu đồng.

Con số quỷ tiền mặt chi tiêu bị thâm hụt một cách không rõ ràng mà bà Thoan đã ứng và chưa thanh, quyết toán từ 2009 đến 20/02/2020 tổng số tiền là hơn 997 triệu đồng. Lý giải về con số sai phạm này, bà Thoan kê khai đã xuất quỹ ừng từ 2009 – 02/2020 nhưng chưa được thanh toán, bao gồm: ứng chi có “Giấy đề nghị thanh toán” hơn 114 triệu đồng; Ứng chi có “Giấy đề nghị Tạm ứng” hơn 772 triệu đồng; Ứng chi không có “Giấy đề nghị thanh toán”, “Giấy đề nghị tạm ứng và Chủ tài khoản không ký duyệt” tổng hơn 110 triệu đồng, mới đến đầu năm 2020, bà Thoan cho biết, một số cán bộ hoàn ứng cho bà Thoan hơn 200 triệu đồng.  Ngoài ra cũng có trường hợp đáng nói là Ông Nguyễn Văn Kưu (thủ quỹ UBND xã Hoàng Ninh trước đây) chưa giao nộp lại cho UBND xã thiếu gần 315 triệu đồng.

Tuy nhiên, hoạt động sai phạm này diễn ra trong thời gian dài, cụ thể là từ năm 2009 – 2020 nhưng UBND xã lại không phát hiện và truy cứu. Chỉ sau khi tiến hành sát nhập với thị trấn Nếnh (2020), UBND xã Hoàng Ninh mới bị phát hiện hàng loạt những yếu kém và vi phạm trong quá trình quản lý tài chính quỹ tiền mặt của mình.

Cần làm rõ trách nhiệm của từng cá nhân, tổ chức.

Bắt nguồn từ hàng loạt những sai phạm trong hoạt động quản lý quỹ tiền mặt của xã Hoàng Ninh, ông Đỗ Văn Vấn – Chủ tịch UBND xã từ 2008 đến năm 2015 cũng không hề có văn bản bàn giao hoạt động tài chính cho người kế nhiệm, do đó, những người giữ chức vụ chủ tài khoản UBND xã tiếp theo cũng không có cơ sở bàn giao công tác tài chính. Đây là nguyên nhân chính gây nên hậu quả nghiêm trọng không kiểm soát được của việc thiếu hụt quỹ ngân sách của chính quyền UBND xã Hoàng Ninh.

Để xảy ra những sai phạm trong công tác quản lý QTM như nêu trên, trách nhiệm chính thuộc công chức Kế toán xã; Đồng thời là trách nhiệm Thủ quỹ và Chủ tịch UBND xã các thời kỳ (Chủ tài khoản) của UBND xã Hoàng Ninh, đã thể hiện năng lực yếu kém khi thiếu kiểm tra, đôn đốc, giám sát đối với công tác tài chính của đơn vị, Không có văn bản bàn giao công tác tài chính khi chuyển công tác khác.

Tuy nhiên, theo kết luận của thanh tra huyện Việt Yên chỉ Yêu cầu Chủ tịch UBND thị trấn Nếnh có trách nhiệm thu hồi và tổ chức kiểm điểm đối với những cán bộ, công chức của UBND xã Hoàng Ninh (cũ) có sai phạm trong quản lý quỹ tiền mặt nêu trên, Rút kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo, điều hành và quản lý ở đơn vị. Vụ việc này, cần phải đưa hồ sơ điều tra khởi tố theo đúng quy định của pháp luật về tội tham ô tài sản nhà nước để ngăn chặn, răn đe những hành vi tương tự.

 

Điều 353. Tội tham ô tài sản: Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm; Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng; Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng; Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;Dẫn đến doanh nghiệp hoặc tổ chức khác bị phá sản hoặc ngừng hoạt động.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:Chiếm đoạt tài sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;  Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.

5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

6. Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà tham ô tài sản, thì bị xử lý theo quy định tại Điều này.

Quán Dũng