Cập nhật dịch COVID-19 sáng 8/7: Hơn 3 triệu ca nhiễm tại Mỹ, dấy lên lo ngại về các bệnh viện quá tải
Thế giới - Ngày đăng : 07:59, 08/07/2020
Mọi người chờ đợi trong xe của họ xếp hàng dài để xét nghiệm COVID-19 tại Houston, Texas, Mỹ vào ngày 7/7/2020. Ảnh: Reuters |
Hơn 3 triệu ca nhiễm, hơn 130.000 ca tử vong tại Mỹ
Mỹ có số lượng người mắc COVID-19 và tử vong cao nhất trên thế giới. Hơn 130.000 người Mỹ đã chết vì căn bệnh này, một con số mà các chuyên gia cảnh báo sẽ có khả năng tăng đột biến sau những đợt tăng kỷ lục gần đây về số lượng ca nhiễm ở nhiều bang.
Theo thống kê của Reuters, trong 7 ngày đầu tháng 7, 18 bang đã xác nhận mức tăng kỷ lục trong các trường hợp nhiễm mới COVID-19.
Chỉ riêng ở Texas, số bệnh nhân nhập viện đã tăng hơn gấp đôi chỉ sau hai tuần. Thị trưởng thành phố Austin ở bang Texas đã cảnh báo vào cuối tuần qua rằng các bệnh viện trong thành phố này có thể đạt công suất lớn trong 2 tuần và hết giường chăm sóc đặc biệt (ICU) trong 10 ngày. Tại Arizona, khoảng 90% giường ICU đã có bệnh nhân.
Sự gia tăng số ca nhiễm cũng tạo ra sự tăm tối trong Ngày Lễ Độc Lập – Ngày 4/7 trên toàn quốc, với nhiều thị trấn và thành phố trên cả nước hủy bỏ màn bắn pháo hoa hàng năm để tránh tụ tập đông người.
Trong bài phát biểu vào ngày lễ này tại Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã khẳng định không có bằng chứng cho thấy 99% trường hợp nhiễm COVID-19 ở Mỹ là “hoàn toàn vô hại”.
WHO thừa nhận bằng chứng về sự lây lan COVID-19 trong không khí
Tổ chức Y tế Thế giới trong ngày 7/7 đã thừa nhận bằng chứng về sự xuất hiện của các loại virus corona chủng mới gây bệnh COVID-19, sau khi một nhóm các nhà khoa học kêu gọi cơ quan này cập nhật hướng dẫn con đường lây bệnh qua người.
“Chúng tôi đã nói về khả năng truyền lây qua không khí và truyền khí dung là một trong những con đường truyền bệnh COVID-19”, Trưởng nhóm kỹ thuật Chương trình khẩn cấp của WHO – bà Maria Van Kerkhove phát biểu tại một cuộc họp báo.
WHO trước đây đã cho rằng virus gây bệnh hô hấp COVID-19 lây lan chủ yếu qua các giọt nhỏ chảy ra từ mũi và miệng của người nhiễm bệnh, sau đó nhanh chóng chìm xuống đất.
Nhưng trong một bức thư ngỏ gửi WHO, được công bố vào ngày 6/7 trên tạp chí Bệnh truyền nhiễm lâm sàng, 239 nhà khoa học ở 32 quốc gia đã đưa ra bằng chứng cho thấy các hạt virus trôi nổi có thể lây nhiễm cho những người hít phải chúng.
Bởi vì những hạt thở ra nhỏ hơn đó có thể tồn tại trong không khí, các nhà khoa học trong nhóm đã kêu gọi WHO cập nhật hướng dẫn của tổ chức này.
“Chúng tôi muốn WHO thừa nhận bằng chứng”, ông Jose Jimenez, một nhà hóa học tại Đại học Colorado, Mỹ, người có chữ ký trong thư cho biết.
“Đây chắc chắn không phải là một cuộc tấn công vào WHO. Đó là một cuộc tranh luận khoa học, nhưng chúng tôi cảm thấy cần phải công khai vì tổ chức này đã từ chối nghe bằng chứng sau nhiều cuộc thảo luận”, ông Jimenez cho biết trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại.
Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 7/7 tại Geneva, Thụy Sĩ, Benedetta Allegranzi, Trưởng nhóm kỹ thuật về phòng ngừa và kiểm soát nhiễm trùng của WHO cho biết có bằng chứng về sự lây truyền của virus corona trong không khí, nhưng nó không phải là chắc chắn.
“Không thể loại trừ khả năng lây truyền qua đường không khí trong các môi trường công cộng - đặc biệt là trong các điều kiện rất cụ thể, các khu vực đông đúc, khép kín, thông gió kém”, bà Allegranzi cho biết thêm.
“Tuy nhiên, bằng chứng cần phải được thu thập và giải thích, và chúng tôi tiếp tục hỗ trợ điều này”, bà Allegranzi nhấn mạnh.
Ông Jimenez cho biết hội đồng WHO đánh giá bằng chứng về lây truyền qua đường không khí không đa dạng về mặt khoa học và thiếu sự đại diện từ các chuyên gia về truyền khí dung.
Van Kerkhove cho biết WHO sẽ công bố một bản tóm tắt khoa học trong đó có kiến thức về các phương thức truyền virus trong những ngày tới.
“Sự can thiệp toàn diện là cần thiết để có thể ngăn chặn lây lan virus”, bà Van Kerkhove nói thêm.
“Điều này bao gồm không chỉ khoảng cách vật lý, nó bao gồm việc sử dụng khẩu trang khi thích hợp trong một số trường hợp nhất định, đặc biệt là nơi bạn có thể đảm bảo khoảng cách vật lý và đặc biệt là cho nhân viên y tế”, bà Van Kerkhove nhấn mạnh.
Cập nhật lúc 7h25 ngày 8/7/2020:
*Thế giới: 11.940.258 người mắc; 545.606 người tử vong
*Việt Nam: 369 người mắc, 0 tử vong.
Đến 7h25 ngày 8/7, không ghi nhận ca mắc mới COVID-19.
Tổng cộng 342 bệnh nhân đã được chữa khỏi. Trong đó:
16 bệnh nhân mắc COVID-19 (tính từ ngày 23/1 đến ngày 13/2) đã được chữa khỏi (giai đoạn 1).
326 bệnh nhân mắc COVID-19 (tính từ ngày 6/3 đến ngày 7/7) được chữa khỏi (giai đoạn 2)