Gia Lai: Biển Hồ- lá phổi xanh giữa nắng gió cao nguyên.
Xã hội - Ngày đăng : 14:38, 07/06/2020
Đường vào Biển Hồ xanh một màu xanh |
Khoác áo mới sau mùa Covid
Sau hơn 4 năm tạm biệt, điều làm chúng tôi hài lòng nhất khi đến Biển Hồ (TP Pleiku-Gia Lai) là màu xanh bạt ngàn của hàng triệu cây thông xanh vút cao “vây” quanh, in hình dưới lòng Biển Hồ huyền thoại. Và đây cũng là câu trả lời vì sao khách thập phương đến Biển Hồ giữa cái nắng cháy da, xém má mà không hề ngại ngần đường sá xa xôi.
Ông Quách Trọng Hoan- người đã sống ở Biển Hồ gần hết đời người bảo, chưa bao giờ cây cối xanh tươi mát mẻ như bây giờ. Sau thời gian “ngủ yên” vì đại dịch Covid-19, Biển Hồ khoác lên mình màu áo mới. Đó là màu áo xanh tươi của hàng chục ngàn cây thông quanh năm rì rào thổi gió. “Nếu Biển Hồ là lá phổi điều tiết khí hậu trong lành cho cả vùng đất đai Gia Lai, thì rừng thông ở quanh Biển Hồ là nơi “lọc bụi” cho người dân chúng tôi. Bởi vậy dù trời nắng gắt đến đâu, oi ả thế nào,thì Biển Hồ vẫn là nơi mát mẻ, trong lành và bình yên nhất”, ông Hoan chia sẻ.
Những ngôi nhà rông cách điệu giữa lòng thành phố |
Và cũng theo ông Hoan, trong thời gian Covid-19 hành hoành, Biển Hồ vắng lặng không một bóng người, thì nay khách đến Biển Hồ ngày một đông. “Tuy nhiên chưa có khách ngoại quốc, nhưng khách nội quốc đến đây khám phá khá nhiều hơn. Để hút khách du lịch, thời gian Biển Hồ ngưng đón khách, cũng là thời gian ngành du lịch củng cố, làm mới một số hạng mục, đặc biệt là công tác dọn vệ sinh môi trường, trồng thêm cây xanh, nạo vét lòng hồ để mời gọi khách đến. Biển Hồ bây giờ xanh, sạch, đẹp, mát như khoác lên mình màu áo mới. Đó cũng là lý do du khách thập phương chọn Biển Hồ làm điểm “khám phá” thiên nhiên hậu mùa đại dịch Vovid-19 này”, ông Hoan chia sẻ thêm.
Biển Hồ- tên gọi từ đâu?
Rừng thông cao vút hai bên đường vào hồ |
Nói đến Gia Lai là nói đến Biển Hồ. Khách đến Gia Lai du lịch chưa đến Biển Hồ coi như “chưa hiểu Gia Lai”. Nhưng Biển Hồ tên gọi từ đâu? Tại sao gọi là Biển Hồ thì không phải ai cũng tường tận. Lần “phượt” này, chúng tôi được ông Quách Trọng Hoan- một trong cựu thanh niên xung phong thập niên 66 của thế kỷ 20 sống ở Biển Hồ này.
Nói về sự tích huyền thoại của Biển Hồ, ông Hoan thuộc như lòng bàn tay. “Đến Biển Hồ mà không hiểu sự tích thì tiếc lắm. Nó là đặc điểm văn hóa đặc sắc của người Gia lai chúng tôi nói riêng và Tây nguyên nói chung”- ông Hoan, nói.
Theo ông Hoan, Biển Hồ có cái tên gọi khác là hồ Tơ Nưng hay Ia Nueng đều là một. Biển Hồ có hình bầu dục, diện tích nguyên thủy khoảng 230ha, xung quanh núi bao bọc và rừng thông xanh mát quanh năm. Biển Hồ nằm ở phía Bắc Gia Lai, cách trung tâm thành phố Pleiku khoảng 7km, thuộc xã Biển Hồ.
Rặng gốc nguyên sinh |
Theo truyện cổ dân gian của dân tộc Jơ Rai kể lại, hồ mang tên Tơ Nưng thực chất là tên một làng cổ huyền thoại. Chuyện kể, ngôi làng ngày ấy to và đẹp lắm. Dân làng sống yên vui hòa thuận yên vui. Bỗng một hôm, ngọn núi lửa ập tới khiến hàng trăm người chết do bị vùi lấp. Những người sống sót kêu khóc thảm thiết thương cho ngôi làng bị “xóa sổ” và người thân yêu thiệt mạng. Vì quá thương đau, họ khóc ngày này qua ngày khác. Nước mắt của họ đã chảy thành suối, đọng lại trên núi thành một vùng hồ rộng lớn. Từ đó có tên là Biển Hồ Tơ Nưng. Tơ nưng cũng có nghĩa là “biển trên núi, hoặc nước trên cạn”.
Cũng có người kể rằng, Biển Hồ không có đáy, tức là rất sâu thông tận ra biển Đông. Vậy mới có chuyện, người ta đem gỗ thả ra Biền Hồ, ngày hôm sau thấy gỗ trôi ở biển Bình Định hoặc Qui Nhơn. Nếu lỡ may ai chết đuối ở Biển Hồ, thì hầu như không tìm thấy xác, bởi xác bị “hồ không đáy” hút ra biển Đông.
Làm đẹp giữa thiên nhiên |
Song thực tế không phải như vậy. Biển Hồ (hồ Tơ Nưng; Ia Nueng) nguyên là một miệng núi lửa đã ngừng hoạt động từ hàng trăm triệu năm qua. Sự rộng lớn mênh mông của hồ nước này tựa như biển khơi nên người dân địa phương đặt tên là Biển Hồ. Dẫu thiên nhiên khắc nghiệt, nắng hạn đến đâu nhưng từ trước đến giờ nước Biển Hồ này vẫn chưa bao giờ cạn. Vì vậy, Biển Hồ còn được ví như viên ngọc bích giữa mênh mông đất đỏ Tây Nguyên, là “đôi mắt” của phố núi Pleiku.
Hiện nay, Biển Hồ là nơi cung cấp nguồn nước sinh hoạt cho hàng chục ngàn người dân TP Pleiku. Đây còn là nơi có nhiều tôm cá, phong cảnh xung quanh hồ rất xinh đẹp, mát mẻ quanh năm và là nơi hẹn hò thú vị của nhiều đôi nam nữ yêu đương. Hàng trăm cặp tình nhân đã thành chồng vợ sau khi đến Biển Hồ du lịch. Hàng chục chặp vợ chồng đứng bên bờ vực thẳm của sự chia ly đã “nối lại tình xưa” vì được Biển Hồ “hâm nóng tình yêu”. Nhiều tình bạn rạn vỡ được “kết nối” lại sau thời gian cùng nhau đến Biển Hồ ngắm cảnh… Thế mới hiểu được giá trị tinh thần của Biển Hồ hiếm nơi nào có được.
Biển Hồ lãng mạn mờ sương |
Những người làm cho Biển Hồ thêm xanh thêm lãng mạn |
“Đôi mắt” Plei ku |
Tượng Phật bà Quan âm- nơi linh thiêng của Biển Hồ |
Nơi giục giã bước chân những bạn trẻ |
Quanh Biển Hồ là núi đồi nguyên sinh kiêu hãnh |
Thả hồn giữa đất trời |
Một góc eo hồ |
Ghi dấu vài tấm hình kỷ niệm |
Đến Biển Hồ, trẻ em tung tăng giữa không gian mát mẻ |
Và một thiếu phụ nhớ về kỷ niệm- Biển Hồ nơi xe duyên với kết tóc cuộc đời |
Ngắm phố núi từ nhà cao tầng |