Chỉ số tiếp cận điện năng của Việt Nam thay đổi tích cực theo chỉ số xếp hạng của thế giới

Trong nước - Ngày đăng : 13:22, 06/05/2020

(TN&MT) - Với quá trình liên tục tiến hành đổi mới, cải cách và kết hợp đồng bộ nhiều giải pháp trong vấn đề Tiếp cận điện năng, Việt Nam đã từng bước cải thiện vượt bậc về xếp hạng qua từng năm trong giai đoạn 2013 - 2019 với kết quả tăng 129 bậc từ vị trí 156 lên vị trí 27.

Với quá trình liên tục tiến hành đổi mới, cải cách và kết hợp đồng bộ nhiều giải pháp trong vấn đề Tiếp cận điện năng, Việt Nam đã từng bước cải thiện vượt bậc về xếp hạng qua từng năm trong giai đoạn 2013 - 2019 với kết quả tăng 129 bậc từ vị trí 156 lên vị trí 27.

 

Việc thăng hạng liên tục vượt bậc về chỉ số tiếp cận điện năng như trong các báo cáo của Doing Business hàng năm đã khẳng định kết quả tích cực đối với những nỗ lực không ngừng của Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Cục Điều tiết điện lực, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), các Sở Công thương và các đơn vị điện lực… cũng như công tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ và Bộ Công Thương trong việc mang tới cho các khách hàng sử dụng điện chất lượng và dịch vụ ngày càng tốt hơn.

Theo kết quả đánh giá của Nhóm nghiên cứu Doing Business, chỉ số Tiếp cận điện năng năm 2019 của Việt Nam đã thăng hạng vượt bậc, đạt được mức xếp hạng cao nhất từ trước đến nay, đạt 82,2 điểm (tăng 0,3 điểm so với năm 2018) đứng ở vị trí 27 trên tổng số 190 quốc gia/ nền kinh tế. Đây là năm thứ 6 liên tiếp tăng điểm đánh giá và trong giai đoạn vừa qua có chuỗi 5 năm liên tiếp chỉ số Tiếp cận điện năng của Việt Nam được cải thiện về vị trí, là nền kinh tế có chỉ số Tiếp cận điện năng cải thiện vị trí nhiều nhất trong khu vực. Việt Nam đã vượt qua Philippin và hiện đứng thứ 4 khu vực Asean - tức nằm trong nhóm ASEAN-4.

Tại Việt Nam, trong bộ 10 chỉ số thành phần đánh giá về môi trường kinh doanh Chỉ số tiếp cận điện năng trong nhóm 3 chỉ số tốt nhất (chỉ sau Tiếp cận tín dụng và Cấp phép xây dựng); đồng thời là chỉ số có điểm số đánh giá tốt nhất trong 10 chỉ số của Việt Nam.

Chỉ số tiếp cận điện năng của Việt Nam 5 năm liên tục cải thiện thứ bậc xếp hạng đáng kể từ vị trí 156 lên 27 (cải thiện 129 bậc) và 6 năm liên tiếp cải thiện về điểm đánh giá. Trong đó, các yếu tố đánh giá thay đổi nhanh chóng gồm: số thủ tục giảm từ 6 còn 4, số ngày giảm từ 115 còn 31 (trong đó số ngày của Điện lực giảm từ 60 còn 11 ngày), độ tin cậy cung cấp điện và minh bạch giá điện đã ngang bằng các nước phát triển.

Chỉ số tiếp cận điện năng của Việt Nam duy trì ở vị trí  4

Nếu so sánh với trung bình các nước ở Châu Á – Thái Bình Dương và các nước thuộc OECD cho thấy số thủ tục của Việt Nam là tương đương, thời gian thực hiện của Việt Nam tốt hơn nhiều (nhỏ hơn ½ lần so với mức bình quân của các nước thuộc nhóm này). Riêng yếu tố về chi phí thì Việt Nam vẫn ở mức cao do ảnh hưởng bởi yếu tố thu nhập bình quân đầu người thấp. Yếu tố về độ tin cậy cung cấp điện và minh bạch về giá điện của Việt Nam ngang bằng với trung bình các nước nhóm OECD, tốt hơn rất nhiều so với trung bình các nước khu vực Châu Á – Thái bình dương. So với các nước khu vực Đông Nam Á, Chỉ số tiếp cận điện năng của Việt Nam duy trì ở vị trí  4. 

So sánh các yếu tố đánh giá chỉ số Tiếp cận điện năng của Việt Nam với các nước trong khu vực ASEAN cho thấy trong khu vực Đông Nam á chỉ có Lào tăng 12 bậc, 5 nước có thứ hạng giữ nguyên (Malaysia, Thailand, Vietnam, Brunei, Indonesia), 5 nước có thứ hạng giảm (Singapore, Philippines, Timor-Leste, Cambodia, Myanmar). Cải cách chỉ số này ở khu vực ĐNA năm nay chững lại, Việt Nam duy trì ở vị trí thứ 4 trong ASEAN, nước xếp trước là Singapore và các nước ngay sau là Philippines, Indonesia đều giảm thứ hạng.

Yếu tố về độ tin cậy cung cấp điện và minh bạch giá điện được 7/8 điểm, yếu tố này được Việt Nam, yếu tố này đã ngang bằng các nước ASEAN 4. Trong các nước ASEAN 4, ASEAN 6 thì yếu tố Chi phí (tính theo % GDP đầu người) của Việt Nam đang cao nhất do vẫn phụ thuộc vào GDP của quốc gia. Qua các đánh giá nêu trên, so sánh với các quốc gia trong khu vực, quá trình tiếp cận điện năng tại Việt Nam vẫn còn nhiều hơn 1-2 thủ tục, với số ngày thực hiện là 31 ngày, ngang bằng với các nước.

Số thủ tục của Việt Nam ngang bằng các nước ASEAN 4vẫn còn nhiều hơn 1-2 thủ tục so 2 nước đứng trong nhóm ASEANMalaysia, Thailand, tại các nước này không có thủ tục liên quan đến “Chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu…” và “Cấp phép thi công xây dựng công trình thiết yếu...”. Số ngày thực hiện là 31 ngày, ngang bằng với các nước ASEAN 4.

Trước sự cạnh tranh trong khu vực và quốc tế, để cải thiện chỉ số Tiếp cận điện năng tại Việt Nam, Bộ Công Thương đang triển khai các thủ tục để xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế liên thông cấp điện qua lưới điện trung áp, hạ áp, quá trình xây dựng cơ chế được xem xét các yếu tố như phải đảm bảo phù hợp với chính sách và quy định hiện hành, vừa phải đảm bảo sự phù hợp để áp dụng trong toàn quốc, tạo một cơ chế phù hợp cắt giảm thủ tục, khắc phục các khó khăn trong việc tiếp cận điện năng lưới trung áp, hạ áp của khách hàng, qua đó tác động tích cực tới chỉ số Tiếp cận điện năng tại Việt Nam.

PV