Sữa Cô Gái Hà Lan đã làm gì để đảm bảo an toàn cho nông dân trong mùa dịch Covid-19?

Sức khỏe - Ngày đăng : 12:38, 27/04/2020

(TN&MT) - Dịch Covid-19 kéo dài, gây ra những khó khăn và thách thức cho xã hội. Trong đó, việc cung cấp dinh dưỡng đủ đầy luôn là yếu tố cần thiết để đảm bảo sức khỏe của mỗi người dân. Là Tập đoàn hàng đầu về sữa, nổi tiếng với quy trình kiểm soát nghiêm ngặt chuẩn Châu Âu, Cô Gái Hà Lan đã làm gì để tạo "thành thép chắn” vững chắc bảo vệ người nông dân, nơi khởi nguồn của những giọt sữa an toàn và tinh khiết?

Một nông trại của nông dân Cô Gái Hà Lan tại tỉnh Lâm Đồng

Nguyên tắc 1: Tuân thủ triệt để quy định về thực hiện giãn cách xã hội

Ngay sau khi có quy định về thực hiện giãn cách xã hội của Chính phủ, Cô Gái Hà Lan đã sắp xếp khung giờ thu mua sữa cho nông dân lần lượt theo từng nhóm, đảm bảo luôn luôn không tập trung quá quá 10 người tại các điểm làm lạnh sữa tươi.

Theo đó, đều đặn cứ 2 lần/ngày theo đúng khung giờ giao sữa quy định, nông dân sẽ mang sữa từ nông trại tới giao sữa cho Công ty. Trong quá trình đi giao sữa, nông dân luôn luôn đeo khẩu trang, giữ khoảng cách tối thiểu là 2m, rửa và sát trùng tay trước và sau khi giao sữa.

Tuân thủ giãn cách xã hội tại Điểm làm lạnh sữa tươi Cô Gái Hà Lan

Nguyên tắc 2: Thay đổi thói quen, chỉ làm những việc thật sự cần thiết

Trước đây, sau mỗi buổi giao sữa, nông dân thường tập trung tại Điểm làm lạnh sữa tươi để chia sẻ, cập nhật các quy định về sữa tươi. Hiện tại, thói quen này đã chuyển dần sang hình thức trao đổi qua điện thoại để tránh tiếp xúc trực tiếp.

Bên cạnh đó, theo định kỳ, các chuyên gia của Công ty Cô Gái Hà Lan sẽ tổ chức những buổi tập huấn chăn nuôi chuyên đề cho nông dân. Thích nghi với điều kiện thực tế trong mùa dịch, các tài liệu kỹ thuật đã được Công ty biên soạn và đăng tải trên mạng nội bộ để nông dân có thể vào tham khảo một cách nhanh chóng.

Các thông tin cần thiết liên quan đến hoạt động thu mua, chất lượng sữa và thanh toán tiền sữa đều được cập nhật ngay lên trang mạng để nông dân dễ dàng truy cập mọi lúc, mọi nơi

Nguyên tắc 3: Duy trì kết nối tiếp tục thực hiện tốt công việc hiện tại

Để duy trì kết nối trao đổi thông tin liên lạc, mỗi nông dân đều được Cô Gái Hà Lan cung cấp cho một tài khoản để đăng nhập vào trang mạng của Công ty. Việc này có thể thực hiện bằng điện thoại thông minh hay máy tính. Khi cần, nông dân chỉ cần đăng nhập theo tài khoản của mình là có thể biết được các thông tin liên quan đến số lượng sữa giao bán, chất lượng sữa, thanh toán tiền sữa…

Ngoài ra, Cô Gái Hà Lan còn hỗ trợ nông dân dịch vụ đặt mua và thanh toán tiền cám hỗn hợp trực tuyến làm thức ăn cho đàn bò của các nông trại. Trong những tình huống cần sự hỗ trợ ngay, nông dân có thể liên hệ đến Cô Gái Hà Lan theo số điện thoại đường dây nóng đã được cung cấp, sẽ có nhân viên trực tiếp giải đáp và hướng dẫn các biện pháp khắc phục.

Cô Gái Hà Lan tự hào mang đến từng hộp sữa tươi ngon, tinh khiết và có độ an toàn gấp 11 lần chuẩn cơ bản, đạt được sự an tâm cao từ người tiêu dùng Việt Nam

Nguyên tắc 4: Giữ tinh thần lạc quan và suy nghĩ dài hạn

Thời gian tuân thủ việc thực hiện giãn cách xã hội là cơ hội để nông dân có thêm thời gian gắn bó với các thành viên trong gia đình, chăm sóc các cô bò và tìm hiểu nâng cao kiến thức cải thiện năng suất và chất lượng sữa, nâng cao thu nhập từ chăn nuôi bò sữa.

Với sự hỗ trợ mạnh mẽ và cam kết bao tiêu sản phẩm ổn định, áp dụng mạnh mẽ các biện pháp phòng ngừa dịch Covid-19, là thành viên của đại gia đình Cô Gái Hà Lan, nông dân rất tự tin gắn bó với nghề chăn nuôi bò sữa và luôn cam kết cung cấp nguồn sữa tươi chất lượng tốt.

Hơn 145 năm qua, Cô Gái Hà Lan không ngừng đúc kết kinh nghiệm sản xuất sữa từ thế hệ này sang thế hệ khác. Với công nghệ hiện đại, quy trình sản xuất và kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt của Châu Âu cùng quy tắc 4 không: Không dư lượng kháng sinh, không thuốc trừ sâu, không chất bảo quản và không màu hóa học, Cô Gái Hà Lan tự hào mang đến từng hộp sữa tươi ngon, tinh khiết và có độ an toàn gấp 11 lần chuẩn cơ bản, đạt được sự an tâm cao từ người tiêu dùng Việt Nam.

Tường Tú